Nhận biết dấu hiệu mang thai trong tuần, tháng đầu tiên giúp các mẹ yên tâm hơn.

Cơ thể trải qua những thay đổi rất lớn khi mang thai, nhưng một số dấu hiệu mang thai ban đầu có thể khiến bạn rất khó có thể nhận ra. Vậy các triệu chứng ban đầu và đầu tiên cần chú ý trong tuần, tháng đầu tiên là gì? Làm thế nào chúng ta sớm nhận biết sự thay đổi kỳ diệu này đang diễn ra? Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những dấu hiệu mang thai ngay sau khi bạn bị trễ kinh để chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc thai kỳ. 

Dấu hiệu mang thai trong 7 ngày đầu tiên

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu xuất hiện thường khó nhận biết nhất, và thông thường, chỉ những phụ nữ cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của cơ thể mới có thể phát hiện được. Bao gồm các triệu chứng như:

Tiết dịch màu hồng nhạt

Khi trứng được thụ tinh, cơ thể phụ nữ có thể tiết dịch màu hồng nhạt hoặc nâu, nguyên nhân là do trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung. Loại tiết dịch này thường xảy ra vài phút sau khi thụ thai hoặc đến 3 ngày sau đó. Trường hợp trứng đã thụ tinh từ 4-5 tuần nhưng vẫn thấy dịch hồng hoặc thậm chí chảy máu thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung đáng báo động. Lúc này cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Dịch âm đạo nhiều hơn

Do những thay đổi lớn về nội tiết tố xảy ra sau khi thụ thai, nên tiết dịch âm đạo dày hơn là điều bình thường. Dịch tiết này không nhất thiết phải có màu hồng, và đa phần ở các phụ nữ, nó có màu trắng nhẹ. 

dau-hieu-mang-thai-som-la-dich-am-dao-tiet-nhieu-hon-binh-thuong

Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn khi mang thai

Khi dịch tiết này xuất hiện kèm theo mùi hôi và các triệu chứng như đau hoặc ngứa âm đạo, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay vì những triệu chứng này có thể cho thấy nhiễm trùng âm đạo, cụ thể là nhiễm trùng nấm men.

Đầy bụng

Đầy bụng là một dấu hiệu mang thai sớm rất phổ biến trong 7 ngày đầu tiên. Nó có thể tồn tại đến 2 tuần. Sự gia tăng lưu lượng máu và sự thích nghi của cơ thể với sự phát triển của tử cung là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu mang thai xuất hiện khi nào, 17 triệu chứng sớm nhất mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu mang thai trong tuần thứ hai

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ hai của thai kỳ được gọi là dấu hiệu mang thai điển hình nhất, bao gồm các triệu chứng như:

Mệt mỏi và buồn ngủ

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất và nó xuất hiện vào khoảng tuần thứ hai của thai kỳ. Tình trạng mệt mỏi tăng lên trong 12 tuần đầu của thai kỳ là điều bình thường, nguyên nhân là vì cơ thể điều chỉnh quá trình trao đổi chất và hoạt động để cung cấp năng lượng cần thiết cho sự phát triển của em bé.

nhieu-ba-me-cam-thay-met-moi-sau-khi-co-dau-hieu-mang-thai-som

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến

Thông thường, ở giai đoạn này, bạm có thể cảm thấy những công việc mà mình từng làm bỗng trở nên mệt mỏi và họ cần ngủ hơn 10 tiếng mỗi đêm để thay thế năng lượng mà họ đã bỏ ra trong ngày.

Ngực nhạy cảm và quầng vú sẫm màu

Trong hai tuần đầu tiên này, ngực nhạy cảm hơn là điều bình thường do sự sản xuất tăng cường các hormone kích thích các tuyến vú, chuẩn bị cho việc cho con bú. Ngoài ra còn có sự gia tăng thể tích ngực do các tuyến vú bắt đầu phát triển để hỗ trợ nhu cầu sữa của em bé sau khi sinh.

Thời điểm này chị em cũng có thể nhận thấy sự thay đổi ở quầng vú, có xu hướng sẫm màu hơn do lưu lượng máu đến khu vực này tăng lên.

Trễ kinh

Trễ kinh thường là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất, vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt, điều này cho phép thai nhi phát triển trong bụng mẹ.

tre-kinh-la-dau-hieu-mang-thai-co-ban-nhat-o-nhieu-me-bau

Trễ kinh thường là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất

Dấu hiệu này xảy ra do sự gia tăng beta hCG, ngăn cản buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành. Chậm kinh có thể xảy ra đến 4 tuần sau khi thụ thai và phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn sẽ dễ dàng nhận biết hơn.

Đau lưng dưới

Mặc dù đau lưng có thể xuất hiện vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng một số phụ nữ có thể bị đau lưng ngay khi bắt đầu mang thai. Điều này liên quan đến những thay đổi xảy ra trong cơ thể người phụ nữ để chuẩn bị cho việc có em bé.

Trong một số trường hợp, cơn đau thắt lưng giống với dấu hiệu sắp có kinh, và do đó một số phụ nữ có thể nghĩ rằng sắp đến kỳ kinh nguyệt.

Không thích mùi nồng nặc

Khi bắt đầu mang thai, phụ nữ cảm thấy khó chịu những mùi nồng, ngay cả khi mùi đó có vẻ dễ chịu, chẳng hạn như nước hoa.

Ngoài ra, khi khứu giác của phụ nữ bị thay đổi cũng dẫn đến vị giác bị khó chịu hơn, đây cũng là lý do gây ra hiện tượng ốm nghén ở một số bà mẹ mang thai, một số phụ nữ cũng có thể cho biết rằng vị giác của họ bị thay đổi, khiến thức ăn có mùi vị nồng nặc và buồn nôn hơn.

Tính khí thất thường

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều bà mẹ công nhận rằng họ thấy mình thường có tâm trạng thất thường mà không rõ nguyên nhân.

Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong cơ thể khi mang thai, những thay đổi này có thể làm mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, khiến tâm trạng không ổn định.

Dấu hiệu mang thai trong tháng đầu tiên

Sau tháng đầu tiên của thai kỳ và sau khi trễ kinh, nhiều phụ nữ bắt đầu có các triệu chứng đặc trưng khác, chẳng hạn như:

Ốm nghén và nôn mửa

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai, đặc biệt là ốm nghén. Buồn nôn và nôn thường xảy ra sau tuần thứ sáu của thai kỳ và có thể kéo dài trong cả thai kỳ.

dau-hieu-mang-thai-pho-bien-la-hien-tuong-om-nghen

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai

Mặc dù vậy, cảm giác buồn nôn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc nôn, các mẹ có thể sử dụng chanh hoặc gừng để tiết chế điều này.

Thèm ăn những món lạ

Cảm giác thèm ăn khi mang thai điển hình thường bắt đầu từ tháng đầu tiên và kéo dài trong cả thai kỳ. Một số phụ nữ cũng thường có cảm giác thèm ăn các món lạ, thử nghiệm các loại thức ăn kết hợp khác nhau hoặc thậm chí thèm ăn những món mà họ chưa bao giờ ăn trước đây.

Trong một số trường hợp, những cảm giác thèm ăn này có thể liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt nếu cảm giác thèm ăn rất khác với những gì các bà mẹ thường ăn. Trong những tình huống này, mẹ nên đến gặp bác sĩ, để hiểu nguyên nhân và bắt đầu bổ sung các loại thuốc thích hợp.

Chóng mặt và nhức đầu

Chóng mặt thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai bị nôn nghén nặng. Nó có thể liên quan đến việc giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu và chế độ ăn uống không cân bằng.

Đau đầu cũng thường xảy ra khi mang thai do thay đổi nội tiết tố, nhưng chúng thường nhẹ, mặc dù chúng có thể dai dẳng. Đôi khi, các bà mẹ thậm chí có thể không nhận ra rằng những cơn đau đầu có liên quan đến thai kỳ.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Khi quá trình mang thai, cơ thể cần sản xuất một số hormone để đảm bảo em bé phát triển một cách khỏe mạnh. Khi điều đó xảy ra, các cơ bàng quang sẽ giãn ra và khó thải hết nước tiểu bên trong nó ra ngoài. Do đó, các bà mẹ có thể cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn.

Nổi mụn và da dầu

Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến nổi mụn và da nhờn, thường biểu hiện rõ sau tháng đầu tiên của thai kỳ. Da nhờn và mụn có thể được kiểm soát bằng chất làm sạch da và thói quen vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm cá nhân của các mẹ thì da mặt nổi mụn hay láng mịn còn là dấu hiệu mang thai con gái, con trai khá chính xác. Tuy nhiên, nhiều mẹ cho biết đây chỉ là phỏng đoán vô căn cứ nên không đáng tin cậy. 

Trên đây là các dấu hiệu mang thai sau 1 tuần đối với những trường hợp thông thường để các mẹ có thể tham khảo. Nếu mẹ nào muốn biết các dấu hiệu mang thai sau khi phá thai có gì khác thì xin trả lời ngay rằng về cơ bản, các triệu chứng vẫn giống với lần mang thai trước, tùy cơ địa của mẹ nhé!

Phải làm gì nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mang thai

Nếu nghi ngờ mình có thai sau khi trễ kinh, bạn nên mua que thử thai ở hiệu thuốc. Nếu kết quả là âm tính , bạn có thể đợi thêm từ ba đến năm ngày và làm lại xét nghiệm, vì đó có thể là kết quả âm tính giả.

Nếu kết quả âm tính một lần nữa, bạn nên cân nhắc làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thai hay không, vì điều này đáng tin cậy hơn. Xét nghiệm này sẽ cho biết lượng hormone beta hCG, loại hormone này chỉ được sản xuất khi mang thai.

Nếu chậm kinh mười ngày mà que thử thai ở nhà thuốc vẫn cho kết quả âm tính thì có nghĩa là bạn không có thai, nhưng bạn cần phải gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh này  là gì để có cách điều trị thích hợp.

Nếu kết quả thử thai là dương tính thì bạn nên đến bác sĩ sản khoa để làm xét nghiệm máu xem có thai hay không, vì xét nghiệm này cho biết số lượng hormone beta hCG và nó đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, vẫn có trường hợp dấu hiệu mang thai rất rõ ràng nhưng thật ra lại lại dấu hiệu mang thai giả. Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10) thì tình trạng mang thai giả được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần, cần được thăm khám và điều trị. Do đó, nếu nghi ngờ xuất hiện các dấu hiệu mang thai giả, chị em cần hết sức lưu ý để đến bệnh viện kịp thời.

Khi nào nên siêu âm sau khi có dấu hiệu mang thai

Sau tuần thứ 5 của thai kỳ, khi các dấu hiệu mang thai 1 tháng đã rõ, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để hình dung túi thai, và kiểm tra xem em bé có đang phát triển chính xác trong bụng mẹ hay không. Điều này là do có những trường hợp mang thai ngoài tử cung khiến tính mạng của người phụ nữ gặp nguy hiểm. 

dung-que-thu-thai-sau-khi-co-dau-hieu-mang-thai

Sau khi que thử thai 2 vạch, các mẹ nên đi siêu âm

Nếu bạn bỏ lỡ giai đoạn siêu âm tuần thứ 5 của thai kỳ sau khi có dấu hiệu mang thai, bạn nên tiếp tục đi siêu âm tuần thứ 6 để đến 13 tuần tuổi của thai kỳ, để xác nhận xem em bé đã có tim thai hay chưa, ngày dự sinh của em bé là khi nào.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/a-pregnancy-symptom-timeline/

https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-symptoms-timeline#implantation-bleeding

Xem thêm bài viết liên quan:

Thời gian xuất hiện triệu chứng có thai sớm tuần đầu tiên

Dấu hiệu có bầu sau 7 ngày thụ thai

14 dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất không cần dùng que thử