Một số phụ nữ có một thời kỳ mang thai hoàn hảo, không hề mệt mỏi, đau nhức gì, trong khi đó phần lớn phụ nữ không được may mắn như vậy. Đa số những thai phụ bị những cơn đau nhức hành hạ, họ sẽ phải nếm trải những triệu chứng khó chịu, kéo dài trong suốt thai kỳ.



Sức khỏe phụ nữ mang thai có thể xấu đi dù chỉ là một virút cảm lạnh, một ca ngộ độc thực phẩm hay bất kỳ cơn đau nhức nào. Điều này có thể dễ dàng xảy ra dù thai phụ đã đề phòng hết mức. Hormone mang thai có khuynh hướng làm người phụ nữ có mang lo âu và căng thẳng quá sức, khiến họ dễ tổn thương bởi những cơn đau nhức hành hạ.



Bởi thế điều tốt nhất cho một phụ nữ mang thai là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Thai phụ cũng nên ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng. Mặt khác, khi người phụ nữ có thai gặp một trong những cơn đau thức khó chịu kéo dài, tốt nhất hãy đến khám bác sĩ.



Đau lưng dưới




Đau lưng dưới đứng đầu trong danh sách những cơn đau thường xuyên hành hạ bà mẹ mang thai. (Ảnh: GettyImages)


Đứng đầu trong danh sách những cơn đau thường xuyên hành hạ bà mẹ mang thai là đau lưng, chính xác hơn là đau lưng dưới. Nó xuất hiện do trọng tâm của người phụ nữ mang thai bị lệch, khiến áp lực đặt lên vùng xương sống nhiều hơn các chỗ khác. Tử cung đang phát triển tạo một áp lực có thể tác động đến dây thần kinh hông, do đó gây ra chứng đau lưng dưới thường xuyên.



Để tránh cơn đau này, bà bầu có thể tập trung vào những tư thế đúng cũng như tiến hành những bài tập thể dục đều đặn như đi bộ và kéo giãn người.



Điều cần làm:
nếu bạn thật khổ sở vì đau lưng, xoa bóp có thể giúp làm dịu đi vùng bị đau.



Chứng chuột rút



Cơn đau này rất phổ biến trong quý thứ hai và thứ ba thời kỳ mang thai và thường xảy ra vào ban đêm, phá vỡ giấc ngủ của bạn. Những cơn co thắt bắp chân thường xuất hiện do lượng phốtpho dư thừa và sự thiếu hụt canxi gây ra. Để tránh những cơn chuột rút, hãy tuân theo một chế độ tập luyện và không nên ngồi yên chịu đựng cơn đau, hãy đứng lên kết hợp đi bộ loanh quanh vài giờ. Bạn có thể thực hiện những bài thể dục này mỗi tối trước khi đi ngủ. Duỗi thẳng một chân trước, gập người, tay chạm mũi bàn chân. Thực hiện bài tập luyện này hàng đêm có thể bảo vệ bạn khỏi những chứng cơn co thắt.



Điều cần làm:
Xoa bóp có thể giúp ích, hãy tranh thủ sự giúp đỡ của chồng trong trường hợp này, đặc biệt nếu bạn bị chuột rút ngay giữa đêm. Một túi chườm hoặc một chai nước nóng cũng có thể làm dịu cơn đau. Nếu cơn đau dai dẳng và trở nên không thể chịu nổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, vì đó có thể là do một cục máu đông đang hình thành.



Chướng khí



Bà mẹ mang thai thi thoảng sẽ gặp những cơn đau khó chịu ở bụng do chướng khí. Những hormone sản sinh trong thời kỳ mang thai sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn và tạo ra cơn đau trong bụng, đặc biệt là sau những bữa ăn lớn. Bạn sẽ bị chướng và phình bụng, ợ và đầy hơi.



Hãy cố gắng tìm hiểu những thức ăn làm gia tăng hoạt động của hơi (trong bụng) và tránh ăn chúng để phòng ngừa những cơn đau thắt. Cũng như, những bữa ăn nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn cũng có thể giúp ích. Tuy nhiên nếu tình trạng đầy hơi khiến bạn không thể thở nổi, chóng mặt, buồn nôn, sốt, nổi mẩn hay chảy máu đi kèm với cơn đau, bạn nên phải hỏi ý kiến bác sĩ.



Điều cần làm:
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng chế độ ăn ít chua, ít gia vị và dầu mỡ. Nhưng trước hết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.



Ợ chua và khó tiêu



Ợ chua đi kèm với sự tăng cường progesterone, một loại hormone được sản sinh trong suốt thời kỳ mang thai làm trì hoãn thời gian dạ dày trống vì vậy nên có nhiều thức ăn hơn trong dạ dày.



Tình trạng khó chịu và đau đớn này liên quan đến hệ tiêu hóa. Cơn đau rõ ràng ngay chính giữa ngực khi dạ dày phản ứng lại với những loại thức ăn nào đó và axit dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Để tránh điều này, bạn nên để ý những gì mình ăn và ăn khẩu phần nhỏ thôi.



Thật ra, các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên rải nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày ra thành nhiều bữa nhỏ, khoảng sáu bữa ăn nhỏ thay cho ba bữa lớn. Cũng phải đảm bảo rằng bạn không ăn quá nhiều. Việc tránh những thức ăn gia vị và nhiều chất béo cũng sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa.



Điều cần làm:
Những cách giảm nồng độ axit đơn giản như Maalox có thể giúp ích trong nhiều trường hợp nghiêm trọng. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn ợ chua hoặc khó tiêu hơn ba lần trong một tuần.



Nhức đầu




Những ai bị đau nửa đầu, đôi lúc sẽ thấy chúng xảy ra thường xuyên hơn khi họ mang thai. (Ảnh: GettyImages)


Thỉnh thoảng bà bầu sẽ bị nhức đầu, đặc biệt khi họ hay bị nhức đầu trước đây. Chẳng hạn, những ai bị đau nửa đầu, đôi lúc thấy chúng xảy ra thường xuyên hơn. Nhưng theo một quy luật chung, một cơn nhức đầu dữ dội không phải là một triệu chứng thường thấy của sự mang thai, và nếu nó cứ đau như búa bổ, nên hỏi ý kiến bác sĩ để chắc rằng huyết áp của bạn bình thường và có thể loại bỏ chứng phù nề.



Một cơn nhức đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Phòng tránh đau đầu bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi đủ và ăn uống điều độ. Đôi khi những cơn nhức đầu bạn gặp là những cơn nhức do đói.



Điều cần làm:
Không may thay, không có nhiều thuốc giảm đau an toàn đối với phụ nữ mang thai. Một số dược phẩm giảm đau nhức có thể gây co tử cung, có thể đẩy nhanh cơn đau đẻ. Nên hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi chườm bằng nước nóng hoặc lạnh có thể giúp bạn giải tỏa được cơn đau. Đừng uống bất cứ dược phẩm giảm đau nào có khả năng gây co tử cung, khiến bạn đau đẻ sớm.



Táo bón và bệnh trĩ



Bào thai đang phát triển gây một áp lực ghê gớm lên vùng khung xương chậu, đó cũng là lý do chứng táo bón có thể phát triển. Áp lực thậm chí có thể khiến các mô của ruột thẳng lòi ra khỏi hậu môn thành các búi trĩ. Những búi trĩ này có thể rách và chảy máu, mặc khác cũng rất khó chịu.



Một chế độ ăn uống kém, thiếu hụt chất xơ có thể gây ra chứng táo bón và đi phân cứng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trĩ. Vài thay đổi đơn giản có thể giúp bạn tránh được điều này. Trước tiên hãy chắc rằng bạn đã uống nhiều chất lỏng,, ăn nhiều chất xơ và tập thể dục mỗi tuần ba lần để giữ thân hình và giữ hệ tiêu hóa hoạt động ổn thỏa. Phòng tránh chứng táo bón sẽ giúp bạn tránh được bệnh trĩ.



Điều cần làm:
Đối với căn bệnh trĩ phiền phức, các chuyên gia khuyến cáo cách tắm ngồi. Ngồi trong nước muối với lượng muối vừa đủ, ngâm vùng bị ảnh hưởng trong 20 – 30 phút, hai đến ba lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể thoa dầu hạnh nhân hoặc đắp lạnh để giúp giảm đau. Đừng dùng những thuốc mỡ tại chỗ trừ khi có sự kê đơn của bác sĩ.



Viêm tiết niệu




Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm nhiễm đường tiết niệu, hãy đến gặp bác sĩ là làm xét nghiệm nước tiểu thích hợp. (Ảnh: GettyImages)


Viêm đường tiết niệu không hề bình thường ở phụ nữ có thai, có khoảng 10% phụ nữ mang thai có thể mắc phải bệnh này. Tình trạng này nên được điều trị ngay vì chúng có thể khiến bạn đẻ non do rách màng nhầy. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm nhiễm đường tiết niệu, hãy đến gặp bác sĩ là làm xét nghiệm nước tiểu thích hợp. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh an toàn cho thai phụ, tuy nhiên cách này đôi lúc có thể gây ra viêm nấm âm đạo do thay đổi môi trường âm đạo.



Hãy cố gắng tránh tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, ít nhất là tám cốc mỗi ngày, và đi tiểu ngay mỗi lần buồn tiểu tiện. Hãy cố gắng đừng để còn nước tiểu trong bàng quang, vì điều đó sẽ làm tăng sự nhạy cảm đối với bệnh. Các loại thức uống lợi tiểu dù khiến bạn phải ra vào nhà vệ sinh nhiều hơn nhưng có ích cho việc tống khứ hết nước tiểu khỏi bàng quang của bạn.



Điều cần làm
: Bác sĩ của bạn sẽ kê thuốc kháng sinh như ampicillin nếu bệnh nhân không mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Nếu bị nấm sẽ được điều trị bằng cách bôi kem lên vùng nhiễm. Lý do viêm nhiễm nấm có thể là do tiểu đường.