Những điều chưa biết về chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai
Chu kỳ kinh nguyệt là thứ mà người phụ nữ đã được Tạo Hóa đặc biệt "thiết kế" riêng để có thể mang thai, làm mẹ; và thông qua chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể hiểu được phần nào khả năng sinh sản của mình. Vấn đề là bạn đã biết cách nhận ra những "điềm báo" đó?
9. Một kỳ kinh không đến thường là dấu hiệu mang thai, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến kỳ kinh của bạn không đến (nếu bạn đang trong độ tuổi sinh đẻ) đó là bạn đã mang thai. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, vì nếu bạn bị stress, cân nặng thay đổi nhiều, đang ăn kiêng khắt khe hoặc thay đổi chế độ vận động, luyện tập, tình trạng sức khỏe thay đổi… thì điều này cũng có thể xảy ra.
(Ảnh: Internet)
10. Chỉ bởi vì bạn có kinh hàng tháng không nhất thiết có nghĩa là bạn đang rụng trứng.
Nghe có lý gì không chứ? Nhưng mà chuyên gia nói rằng những kỳ kinh đều đặn hàng tháng không phải là bảo đảm cho khả năng sinh sản của bạn hoặc cho sự rụng trứng. Ví dụ, bạn vẫn có thể có kinh kể cả khi không có trái trứng nào được “phóng thích” - là trường hợp của những người dùng biện pháp tránh thai bằng hormone, cũng có thể là trường hợp của những người có chu kỳ không đều. Vậy nên nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai, hãy đến bác sỹ để xem mình có thật sự rụng trứng hay không.
11. Có kinh hàng tháng cũng không có nghĩa là đều đâu.
Đầu tiên, tiêu chuẩn “bình thường” của chu kỳ kinh nguyệt là tùy thuộc ở mỗi người. Một chu kỳ trung bình thường dài khoảng 28 ngày, nhưng nếu chu kỳ của bạn là 23 ngày hay 30 ngày thì cũng là bình thường. Mọi việc chỉ trở nên bất thường nếu độ dài chu kỳ của bạn thay đổi theo từng tháng, chẳng hạn nếu thỉnh thoảng sau 23 ngày bạn đã “bị”, thỉnh thoảng phải chờ đến 30 ngày thì như vậy gọi là bất thường, kể cả khi bạn vẫn bảo đảm tháng nào cũng “bị”. Và đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không rụng trứng.
(Ảnh: Internet)
12. Chu kỳ thỉnh thoảng bị rối loạn thì không đáng lo, nhưng nếu luôn không thể đoán trước được thì đó quả thật là vấn đề!
Nếu bạn không thể nắm bắt được chu kỳ của mình thì cần đi khám bác sỹ, vì việc này có thể là hậu quả của một vấn đề nào đó như bất thường ở tuyến giáp hoặc buồng trứng đa nang (PCOS), hoặc cũng có thể chỉ là do căng thẳng. Cách điều trị phổ biến là dùng biện pháp tránh thai bằng hormone để điều chỉnh lại.
Chu kỳ bất thường liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không rụng trứng, vậy nên nếu bạn còn muốn có thai, hãy trao đổi với bác sỹ để kịp thời được can thiệp.
13. Có chút mùi trong và sau kỳ kinh là điều bình thường.
Bên trong âm đạo không có mùi, tuy nhiên, trong kỳ kinh, do nồng độ pH thay đổi nên chuyện có chút mùi cũng không phải là điều đáng lo. Chỉ cần bạn bảo đảm vệ sinh vùng kín sạch sẽ là ổn, ngoài ra không cần thiết phải dùng đến các loại hóa chất hay băng vệ sinh có mùi hương để át đi - thậm chí những việc này có thể khiến bạn bị kích ứng không tốt.
14. Bị ra một chút máu vào khoảng giữa chu kỳ thường không đáng lo.
Một số người có thể bị ra máu một chút trong thời gian rụng trứng (tức vào khoảng giữa chu kỳ), nhưng việc này cũng có thể xảy ra do hormone hoặc do biện pháp tránh thai mới áp dụng. Thông thường thì không có gì đáng lo, nhưng nếu chuyện này không phải thỉnh thoảng mà thường xuyên xảy ra, hãy đi khám.
(Ảnh: Internet)
15. Chuyện "có kinh" trong khi đang mang thai về lý thuyết là có thể xảy ra.
Có đến khoảng 1/3 số phụ nữ nói rằng họ bị ra máu trong những tháng đầu thai kỳ. Nói cho đúng ra, đây không phải là một kỳ kinh thật sự, trong một số trường hợp, điều này không có gì đáng ngại nhưng cũng có một số trường hợp cần đặc biệt lưu tâm.
16. Chu kỳ kinh nguyệt có thể bắt đầu thay đổi khi bạn bước vào cuối “tuổi băm”.
Độ tuổi trung bình cho việc mãn kinh là 51 tuổi, nhưng những dấu hiệu tiền mãn kinh đã có thể xuất hiện khi bạn gần hoặc vừa qua tuổi 40.
17. Việc có những cục máu nhỏ trong kỳ kinh cũng là bình thường luôn.
Bạn có thể sợ khi nhìn thấy cả cục máu, nhưng thực tế thì lại chẳng sao đâu. Bạn chỉ cần lo lắng nếu cứ chưa đầy 2 tiếng mà miếng băng đã đầy tràn. Chuyện bị ra máu cực nhiều đã chẳng có gì vui mà đó có thể lại còn là dấu hiệu cho thấy bạn bị bất thường gì đó về hormone, bị viêm nhiễm hoặc bị polyp - đều là những tình trạng cần thông báo cho bác sỹ biết.
Nói chung, lý do duy nhất bạn nên đến gặp bác sỹ về chu kỳ kinh nguyệt của mình là khi nó thay đổi đột ngột, đáng kể, chẳng hạn như đột nhiên lượng máu ra rất nhiều, kỳ kinh kéo dài hơn thường lệ, hoặc đã vài tháng nay rồi bạn không được gặp "nó"… có thể bạn không bị sao đâu, chỉ là cẩn thận vẫn hơn thôi.