Sự rụng trứng xảy ra khi một quả trứng trưởng thành được phóng ra từ buồng trứng và được đẩy xuống ống dẫn trứng. Trứng sẽ đợi tinh trùng ở đây và sẵn sàng để thụ tinh. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung đã dày lên để chuẩn bị đón nhận trứng thụ tinh. Nếu không có sự thụ thai xảy ra, trứng và lớp nội mạc bong ra sẽ được thải ra ngoài cùng với máu, đó chính là chu kỳ kinh nguyệt bạn gặp hàng tháng.



Chu kỳ rụng trứng xảy ra như thế nào?


Chu kỳ rụng trứng được chia làm hai giai đoạn:



1. Đầu tiên là giai đoạn nang trứng, bắt đầu từ sau ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt trước đó cho đến khi trứng rụng. Giai đoạn đầu này có thể khác nhau ở mỗi người, kéo dài từ 7 đến 40 ngày.



2. Nửa sau của chu kỳ gọi là giai đoạn hoàng thể, bắt đầu tính từ ngày trứng rụng đến khi chu kỳ kế tiếp bắt đầu. Giai đoạn này vào khoảng ngày 12 – 16 kể từ ngày rụng trứng. Điều này cũng có nghĩa là ngày mà trứng rụng sẽ xác định chu kì kinh nguyệt của bạn.



Các yếu tố bên ngoài như stress , bệnh tật, các thay đổi bất thường của cơ thể… có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi ngày rụng trứng của bạn, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường.



Ảnh: Internet




Những thông tin khác về chu kỳ rụng trứng:


- Trứng có thể sống từ 12-24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng;


- Thường thì mỗi chu kỳ rụng trứng, buồng trứng chỉ phóng ra một quả trứng duy nhất;


- Sự rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi stress, bệnh tật hoặc sự thay đổi bất thường của cơ thể;


- Một vài phụ nữ có thể chảy máu nhẹ trong quá trình trứng rụng;


- Trứng thụ tinh sẽ làm tổ trong ở tử cung trong khoảng 12 – 16 ngày sau khi rụng;


- Mỗi bé gái sinh ra đều có hàng triệu trứng trong cơ thể;


- Kinh nguyệt có thể xảy ra ngay cả khi trứng không rụng;


- Nhiều người còn có triệu chứng đau bụng, mệt mỏi trong thời gian rụng trứng và những ngày có kinh;


- Nếu một quả trứng không được thụ tinh, nó sẽ tan rã và được hấp thụ lại vào lớp niêm mạc tử cung.