Từ tháng thứ năm của thai kỳ, mẹ có thể nhận thấy một cách rõ ràng các chuyển động của con ở trong bụng. Nhưng đến tam cá nguyệt thứ ba, các bác sĩ mới yêu cầu mẹ chú ý đến các cử động thai (thai máy). Đếm số lần thai máy cũng là một hoạt động thú vị của người làm mẹ vì chỉ mẹ mới có thể nhận biết sự chuyển động của em bé trong bụng.
>>> Mời bạn xem thêm:
Hoạt động đếm số lần thai máy không dành cho những em bé mới bắt đầu vặn vẹo và búng như tôm trong bụng mẹ; mà chỉ dành cho những em bé nào hoạt động trong bụng mẹ một cách “chuyên nghiệp” rồi. Khi đó, mẹ đôi khi có thể được nhìn thấy bàn chân hoặc bàn tay của thai nhi, hoặc là khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng hoặc đầu bé nhô hẳn lên thành bụng, có thể nhìn thấy rõ ràng kể cả là qua một lớp quần áo của mẹ. Thường thì vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ sẽ thấy rõ khả năng di chuyển linh hoạt của con.
Tại sao mẹ phải đếm cử động thai? Là bởi vì các bác sĩ đã khuyến cáo rằng đếm số lần thai máy là một cách dễ làm nhất để kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Thường thì trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi nên có ít nhất 10 cử động thai trong vòng 2 giờ. Nếu thai máy ít, có thể con không được khỏe và mẹ cần phải đi khám nhằm giảm thiểu những nguy cơ sẽ đến với con. Những mối nguy cho con bao gồm thai bị thiểu ối, thiếu ô-xy hay vấn đề về nhau thai.
Dĩ nhiên, chuyện khi nào bé có cử động mạnh mẽ, hoặc một ngày bé di chuyển nhiều hay ít là tùy vào tính cách từng bé. Có bé hiếu động, hay lộn nhào trong bụng mẹ, có bé thì ngoan ngoãn nằm yên. Đếm cử động thai chỉ là một cách để mẹ kiểm tra sức khỏe của con, ngoài ra mẹ còn có thể nhờ bác sĩ nghe nhịp tim của con. Nếu nhịp tim bình thường thì con vẫn khỏe, mẹ không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì.
Món ăn ưa thích cũng khiến con thích thú quẫy đạp trong bụng mẹ (Ảnh: Internet)
Bởi vì sẽ có những lúc con mệt, hay con ngủ nên con hạn chế vận động làm mẹ lo đứng lo ngồi, nên các cách kích thích thai cử động dưới đây sẽ giúp mẹ trong việc kiểm tra xem con thực sự đang ngủ hay là con đang rất mệt chẳng muốn động đậy.
#1: Mẹ thử thay đổi vị trí, đặc biệt là nằm ngửa hoặc nghiêng một lúc. Tư thế nằm này làm con khó chịu lắm đấy và con phải cựa quậy để phản đối.
#2: Nếu không thể nằm, mẹ có thể ăn một ít đồ ăn ngọt, sau đó chờ 2-3 phút. Con thích ngọt nên con sẽ cựa quậy để… đòi ăn thêm!
#3: Mẹ hãy dùng tay ấn ấn bên bụng và lặng yên theo dõi xem con có lùi lùi ủn ủn cái mông con hay không. Mẹ đang làm con khó chịu rồi đấy!
#4: Mẹ uống một chút nước lạnh để gọi con dậy. Nếu con đang ngủ thì con sẽ tỉnh hẳn cả người khi bị mẹ “dội một gáo nước lạnh” vào người!
#5: Mẹ hãy cho con nghe bản nhạc mà con thường được nghe nhất, sau đó chờ phản ứng của con sau đó. Con sẽ đung đưa mình để cho mẹ biết con thích bài nhạc này lắm!
Mẹ nên duy trì việc đếm cử động thai này cho đến khi con ra đời.
Thông thường, do mẹ bẫn rộn nên mẹ ít kiểm tra thai máy. Dù không để ý đến con, nhưng mẹ vẫn thấy con cử động thường xuyên trong bụng là được. Khi nào mẹ thấy con im re, thấy “nghi nghi” thì mẹ có thể dùng cách này để hỏi xem con có khỏe không nhé!
http://th.theasianparent.com/