Điều này có xảy ra với 2 vợ chồng bạn không? Rằng bạn và chồng đã có một chút “vui vẻ” ngay cả khi mà bụng bầu đã vượt mặt. Chuyện yêu khiến bạn cảm thấy thật tuyệt vời và thân mật với chồng, nhưng rồi khi vào nhà tắm bạn té ngửa khi thấy những vệt đỏ ở đáy quần nhỏ. Phải làm sao bây giờ?




Dưới đây là 10 lưu ý cho các mẹ gặp phải trường hợp này nhé:



1. Điều này xảy ra vì một lý do sinh học thông thường


Việc bạn ra một ít máu hay có những đốm máu nhỏ là bởi vì trong giai đoạn mang thai các mao mạch ở vùng xung quanh cổ tử cung thường căng, cơ thể trong lúc này sẽ cung cấp máu đến vùng xương chậu, chính vì vậy giúp làm dịu phần cổ tử cung của các mẹ. Khi các mẹ quan hệ, các mạch máu căng sẽ vỡ, chính vì thế mẹ có thể thấy những đốm máu tận 3 ngày sau đó.



2. Rất khó bị sẩy thai với lý do quan hệ trong thời kỳ này


Em bé trong bụng mẹ được bảo vệ bởi một lớp dày của chất nhầy, túi ối và một lớp các chất lỏng khác. Nếu như các mẹ không cảm thấy đau khi quan hệ hoặc vợ chồng vui vẻ trong lúc sắp đến ngày lâm bồn thì rất khó để “chuyện ấy” làm bé bị sinh non. Tuy nhiên vẫn có thể tồn tại những trường hợp xấu nhất, nên bạn có thể hỏi bác sĩ về những nguy cơ tiềm ẩn.





3. Em bé trong bụng không bị ảnh hưởng vì “chuyện ấy”


Đúng là có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng em bé có thể bị đau ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nhưng “chuyện ấy” không hề bị liệt trong danh sách cái thứ gây ra cơn đau cho bé. Như đã đề cập ở trên, các lớp túi ối, chất nhầy bao bọc bé hoạt động như một bộ đệm hữu hiệu cho bé.



4. Điều mà các đấng mày râu không nên làm khi “vui vẻ” cùng mẹ bầu


Tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng việc các ông chồng quan hệ bằng miệng với vợ có thể dẩn đến hiện tượng máu vón cục, điều này sẽ rất nguy hiểm khi các mẹ càng gần đến ngày khai hoa nở nhụy. Vì thế bạn và chồng hãy nén lại “cách yêu” này và chờ đến sau khi mẹ “mẹ tròn con vuông” thì mới được bắt đầu nhé.




Nếu các mẹ quan hệ trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ thì việc bắt gặp các đốm đỏ là rất thường xuyên. Theo các nghiên cứu, có đến 20% các bà mẹ con gặp phải tình trạng ra máu nhiều trong giai đoạn này.



6. Mẹ nên tránh sử dụng tampons (băng vệ sinh đặt bên trong), cũng như việc thụt rửa


Với loại băng vệ sinh dạng mới này thường gắn chặt bên trong âm đạo của mẹ trong khi đây là lúc mà khu vực này trở nên rất nhạy cảm với những mạch máu căng cứng, vùng tử cung và xương chậu thì ứ máu. Chính vì thế tốt nhất là không nên để thêm một vật cản nào làm trầm trọng thêm khu vực này và còn có thể dẫn đến sự nhiễm trùng. Việc thụt rửa âm đạo có thể làm thay đổi môi trường bên trong của các mẹ và ảnh hưởng đến việc mang thai. Vì vậy nếu bác sĩ có phát hiện ra bất kỳ sự bất thường nào bên trong âm đạo của các mẹ thì các mẹ cần phải dành thời gian để nghỉ dưỡng và hồi phục.



7. Nên kiểm soát lượng máu


Mặc dù chỉ là những đốm máu nhỏ nhưng các mẹ cũng cần phải kiểm soát kỹ. dùng một băng vệ sinh dạng thường ngày để kiểm soát lượng máu bị mất, điều này giúp bạn đưa ra lượng chính xác khi đi tư vấn ở bác sĩ. Thêm vào đó các mẹ cũng nên ghi lại khoảng thời gian bị ra máu kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu và kết thúc.





8. Thay đổi tư thế khi yêu có thể giúp làm giảm việc ra máu


Nếu chồng bạn vẫn “yêu” bạn bằng các tư thế như trước khi mang thai, 2 vợ chồng có thể thử tư thế “úp thìa” và sử dụng thêm các chất bôi trơn. Hai vợ chồng cùng nằm song song với nhau, và cùng quay mặt về một hướng với đối phương của bạn ở phía sau bạn. Đây là một tư thế yêu phù hợp cho các mẹ trong thời kỳ này.



9. Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu các mẹ bị ra máu quá nhiều và nhanh


Nếu những thứ bạn thấy là “đốm máu” vì nó khá nhỏ và li ti thì không đáng lo lắm. Nhưng nếu mẹ bị ra máu nhiều như thời kỳ hành kinh thì hãy ngay lập tức đi đến bác sĩ.





10. Chảy máu sau khi quan hệ và bị ra máu trong bất kỳ trường hợp nào đều được xem như “tình trạng nghiêm trọng” và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.


Nếu như các mẹ gặp một số triệu chứng được nêu sau đây đi kèm với các đốm máu, các mẹ cần nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra:


+ Đau dữ dội ở vùng bụng dưới;


+ Chảy máu qua nhiều dù có đau hoặc không đau;


+ Chảy máu đi kèm với các chất đặc trong máu;


+ Chóng mặt hoặc ngất xỉu;


+ Bị sốt cao hoặc thấy ớn lạnh.



Chúc các mẹ khỏe mạnh suốt cả thai kỳ.



Nguồn: