Đến thời điểm này đã 2 ngày trôi qua, nhưng nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng khi dõi theo thông tin về vụ cháy lớn tại quán Karaoke ở Bình Dương khiến 33 người không qua khỏi.
Trước nay cũng đã xảy ra rất nhiều vụ cháy tương tự, kể cả tại các tòa nhà cư dân hoặc chung cư cao tầng, khiến không ít người phải ra đi như vậy.
Cháy nổ sự cố không ai mong muốn, nhưng nếu không may rơi vào hoàn cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc' như vậy, nếu có được các kỹ năng sống sẽ có cơ hội tự cứu mình.
Vậy nên ngoài việc cần có kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, bất kỳ ai cũng nên biết các sơ cứu bỏng hô hấp và ngạt khí để hạn chế tối đa những rủi ro cho bản thân và người xung quanh mọi người ạ. Vậy sơ cứu bỏng hô hấp và ngạt khí như thế nào?
Sau khi đọc thông tin trên báo Dân trí, Kinh tế đô thị và nhiều tờ báo chính thống khác, mình đã có câu trả lời rồi, giờ chia sẻ để mọi người tham khảo nha.
Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương khiến 33 người không qua khỏi. Ảnh: Kinh tế đô thị
Nhiều trường hợp hôn mê, không qua khỏi do ngạt khí, bỏng đường hô hấp sau hỏa hoạn
Liên quan vụ cháy tại quán karaoke An Phú (TP Thuận An, Bình Dương) vào tối 7/9, TS Nguyễn Trung Nguyên,Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi xảy ra hỏa hoạn, thông thường nguyên nhân khiến nhiều người bị thương, không qua khỏi là khói và khí độc chứ không phải do lửa hay nhiệt, trong đó, CO và CO2 là những khí độc rất dễ 'ra đi'.
Chuyên gia này giải thích, khí CO và CO2 là 2 loại khí độc không mùi, không màu, không vị nhưng hấp thu nhanh trong cơ thể. Hít phải những loại khí này sẽ khiến cơ thể tiêu hao thể lực nhanh chóng. Thậm chí có thể khiến người bệnh bị co giật, hôn mê, tụt huyết áp, tổn thương các cơ quan khác.
'Hít phải lượng lớn khí độc có thể bất tỉnh và 'ra đi' rất nhanh, đặc biệt ở trẻ em, bà bầu, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí để lại các di chứng như cơ mặt liệt, vận động bất thường, tay chân cứng và run, liệt nửa người, đi đứng khó khăn, giảm trí nhớ, giảm tập trung...', TS Nguyên cho biết.
Nói về nguy cơ bỏng hô hấp trong các vụ cháy, TS.BS Nguyễn Như Lâm, Phó Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cũng cho biết, trong các vụ cháy, người bệnh rất dễ bị ngộ đ.ộ.c bởi khói độc tạo ra trong đám cháy. Khi luồng khói sộc thẳng vào mặt có thể khiến họ bị ngất xỉu ngay tại chỗ.
Bệnh nhân của các vụ cháy cũng có nguy cơ bỏng đường hô hấp rất cao. Điều này là vì nhiệt độ lên quá cao trong các đám cháy, khi hít phải khí nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc, đường thở từ mũi, miệng đến phổi.
Dấu hiệu bỏng đường hô hấp: Người bệnh nhanh chóng bị phù nề, tiết dịch trong đường thở khiến đường thở bị phù nề, chít hẹp. Hơn nữa, lượng oxy trong đám cháy đang thiếu lại càng trở nên thiếu hơn do người bệnh khó thở. Nếu để kéo dài sẽ khiến người bệnh bị ngộ đ.ộ.c do thiếu oxy, ngất xỉu.
Các di chứng do bỏng hô hấp rất nặng nề, khó cứu chữa vì bỏng sâu vào đường thở. Người bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng lên nếu tình trạng bỏng hô hấp nặng, có thể bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, tỷ lệ không qua khỏi lên đến 80%.
Có thể phân ra 3 mức độ bỏng đường hô hấp bao gồm:
+ Bỏng nhẹ
Biểu hiện là giọng nói bình thường, rối loạn hô hấp nhẹ, không có tím tái, ít bị biến chứng phế viêm hoặc nếu có cũng không bị nặng và khỏi.
+ Bỏng vừa
Biểu hiện là giọng nói khàn, tím tái, rối loạn hô hấp nặng, nghe phổi có tiếng thở thô, có ran khô, ran rít; nguy cơ biến chứng viêm phổi với diễn biến khá nặng; suy tim độ I, II và suy hô hấp.
+ Bỏng nặng
Biểu hiện là giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể tắc thở, tĩnh mạch cổ nổi, ho khàn hoặc có đờm đặc, tím tái, suy hô hấp và suy tim cấp nặng; xẹp phân thùy phổi, khí phế thũng, bị hủy. Giai đoạn cuối nguy cơ phù phổi cấp dễ 'ra đi'.
Thông thường các trường hợp không qua khỏi gặp nhiều nhất ở những ngày đầu sau bỏng; còn 'ra đi' do biến chứng, nhiễm khuẩn toàn thân, viêm phổi thường sau từ 3 - 20 ngày.
Nhiều trường hợp hôn mê, không qua khỏi do ngạt khí, bỏng đường hô hấp sau hỏa hoạn. Ảnh (trái): Zing, ảnh (phải) minh họa: Health
Bác sĩ chỉ cách sơ cứu bỏng hô hấp và ngạt khí như sau
PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khuyến cáo, khi ở trong đám cháy phải cố gắng hạn chế hít khói và tìm đường thoát thân.
Khi bệnh nhân ra được ngoài và có dấu hiệu bị ngạt khói, cần nhanh chóng đưa họ ra khỏi khu vực có khói để tránh nguy cơ 'ra đi'. Sau đó thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.
Các bước thực hiện như sau:
- Để cổ người bệnh tư thế ngửa và nâng cằm lên.
- Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của người bệnh và thực hiện hô hấp 2 lần, mỗi lần 1 giây.
- Theo dõi sao cho đảm bảo ngực của người bệnh vẫn nở ra bình thường.
- Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.
Các bước thực hiện ép tim như sau:
- Hai tay đặt chồng lên nhau và đặt trên ngực của người bệnh.
- Thực hiện ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút.
- Ấn sâu khoảng 5cm.
- Kiểm tra xem người bệnh đã bắt đầu thở chưa.
Tuy nhiên cần lưu ý là không được ấn vào xương sườn của người bệnh. Nếu thấy người bệnh thở yếu, tim đập chậm cần nhanh chóng đưa đi viện càng sớm càng tốt để được hỗ trợ thở oxy cao áp, đẩy CO ra bên ngoài.
Cháy nổ là sự cố không ai mong muốn, nhưng nếu không may rơi vào hoàn cảnh này ai cũng cần có được các kỹ năng sống như báo chí vừa chia sẻ ở trên để cứu mình, cứu người xung quanh mọi người ạ.