Mùa hè cũng như mùa đông hôm nào mình cũng phải tắm tác sạch sẽ mới ngủ ngon được, nhưng do công việc bận rộn, thường đi làm về muộn nên toàn phải tắm đêm thôi các mẹ ạ.
Đợt trước mình cũng nghe nhiều cảnh báo là tắm đêm rất nguy hiểm, thậm chí có khả năng bị đột quỵ nên trong lòng cứ thấp thỏm lo lắng, tuy nhiên hôm qua thấy có bài chia sẻ về những lưu ý khi buộc phải tắm đêm để không gây hại, thì mình mừng lắm. Bởi vì do đặc thù công việc, nên mình không có cách nào về nhà sớm hơn được. Vậy tắm đêm có thể gặp phải những tác hại gì?
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Nguy cơ đột quỵ
Thói quen tắm đêm rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ, tai biến và thậm chí là mất mạng. Đặc biệt nguy hiểm với những người cảm cúm, mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy nhược cơ thể và uống rượu bia.
Điều này là do nhiệt độ nước tắm khi không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, lúc này cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Và khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho tim) co thắt đột ngột, từ đó có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
Nguy cơ nhiễm lạnh phổi
Với những người hay có thói quen tắm đêm, phổi chính là cơ quan phải chịu tổn thương đầu tiên do bị nhiễm lạnh bởi nhiệt độ nước lúc này rất thấp. Và một khi phổi đã bị suy yếu, cơ thể rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi và phổi tắc nghẽn...
Dễ bị đau đầu kinh niên
Nhiều người rất dễ bị bệnh đau đầu kinh niên do thói quen tắm gội đêm. Bởi thông thường sau khi gội đầu ít người chú trọng đến việc làm khô tóc, thậm chí nhiều người còn lên giường với mái tóc chưa khô hẳn. Và đây chính là lý do khiến cho da đầu bị nhiễm lạnh, các mạch máu bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ mắc phải căn bệnh đau đầu kinh niên.
Gây ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn
Thời điểm 10h đêm trở đi là lúc các bộ phận cơ thể đang stress và nhiệt độ cao, nếu như nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu bị co thắt, gây ảnh hưởng đến tuần hoàn và phổi.
Nguy hiểm nhất là những người mới ốm dậy, trẻ em hay phụ nữ mang thai, việc tắm đêm sẽ càng gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với những người vừa uống rượu bia thì tuyệt đối không được tắm đêm, vì lúc này lượng đường trong máu đang rất thấp và cơ thể chưa cung cấp kịp thời, có thể dẫn đến các triệu chứng như bị trúng gió, hoa mắt chóng mặt hoặc bị ngất.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Mặc dù tắm đêm có thể gây nhiều hậu quả, thế nhưng cũng có không ít người do đặc thù công việc, không có cách nào khác vẫn buộc phải lựa chọn tắm vào thời điểm này. VẬY NẾU BẮT BUỘC TẮM ĐÊM CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ĐỂ KHÔNG TỔN HẠI SỨC KHỎE?
+ Hãy cố găng tắm trước 23h và sau khi tắm 2 giờ mới đi ngủ.
+ Nên ăn nhanh và tắm bằng nước ấm.
+ Khi tắm không dội nước đột ngột lên người. Các bước tắm an toàn: dội 2 tay, 2 chân sau đó mới dội lên toàn bộ cơ thể.
+ Khi vừa bước từ nhà tắm ra, không nên để hơi lạnh của máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào người.
+ Khi gội đầu vào buổi tối, nhớ dùng máy sấy tóc làm khô tóc trước khi đi ngủ.
Tuy vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc tắm buổi tối. Vậy tắm vào thời điểm nào trong ngày là tốt cho sức khỏe?
- Tắm buổi sáng: Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ cho biết, buổi sáng là thời gian tốt nhất để tắm trong ngày để giúp cơ thể thư giãn và làm việc hiệu quả.
Nhấn mạnh về điều này, Giáo sư tâm lý học Shelly Carson cho biết, việc tắm vào buổi sáng có thể giúp kích thích tư duy sáng tạo của mọi người, từ đó giúp chúng ta bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, với những người chuẩn bị phải xử lý các vấn đề khó khăn, thì tắm vào buổi sáng có thể giúp họ có tinh thần thư thái và suy nghĩ một cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề đó.
Hơn nữa, nhiều người hay đổ mồ hôi qua một đêm khi đi ngủ. Tắm vào buổi sáng sớm sẽ giúp loại bỏ mọi chất độc trên cơ thể, hỗ trợ làm đẹp da.
Cũng vì tắm buổi sáng rất tốt cho cơ thể, vậy nên bạn hãy tập thói quen dậy sớm tập thể dục và sau đó có thể tắm để thư giãn.
- Tắm trước 19h là thời điểm lý tưởng nhất: Bởi sau 1 ngày làm mệt mỏi, cơ thể của bạn sẽ được sạch sẽ, tẩy đi những bụi bẩn và mồ hôi.
Nguồn: Tổng hợp