Mấy hôm nay thời tiết trở lạnh lắm người bị đột quỵ thật. Chồng mình làm bác sĩ ở phòng cấp cứu, mấy hôm nay hôm nào cũng nhắc nhở mọi người trong nhà phải nâng cao ý thức phòng bệnh lên vì ‘lắm người bị đột quỵ quá’. Mà không chỉ có người già đâu, ngay cả người trẻ tuổi cũng có, rất nhiều là đằng khác. Chồng mình bảo có hôm tiếp nhận tới vài bệnh nhân là thanh niên trai tráng, trông rất khỏe mạnh, lực lưỡng đấy ạ.
Nghe chồng mình kể rồi lướt báo mới thấy đúng là người trẻ bây giờ bị đột quỵ nhiều quá. Như trường hợp một người phụ nữ 27 tuổi ở Vĩnh Phúc mà báo chí mới đưa tin đây, cũng bị đột quỵ vào giữa đêm đấy. Nguyên nhân cũng vì tắm đêm chứ đâu. Từ giờ chắc mình chả dám nữa đâu ý.
Nữ bệnh nhân 27 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị đột quỵ. Ảnh: VNE
Tắm đêm xong, người phụ nữ 27 tuổi đau đầu dữ dội, chồng vội đưa vào viện cấp cứu thì bác sĩ nói bị đột quỵ
Tờ VNE đưa tin, sau khi tắm xong lúc 22h, người phụ nữ 27 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ bị đau đầu dữ dội rồi nằm vật ra giường, hai tay ôm đầu. Thấy vậy, chồng chị vội vàng đưa vợ đến bệnh viện huyện rồi được chuyển ngay tới Trung tâm đột quỵ của BV 108 để cấp cứu.
Khi nhập viện, bệnh nhân không bị liệt nửa người, vẫn có khả năng nhận thức. Chỉ có điều cơn đau đầu ngày một dữ dội khiến chị không thể chịu đựng nổi.
Theo BS. Nguyễn Văn Tuyến (GĐ trung tâm đột quỵ) cho biết: Bệnh nhân sau khi nhập viện đã được chỉ định chụp MRI. Kết quả bệnh nhân bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não, xuất huyết dưới nhện. Vì vậy, bác sĩ đã tiến hành nút khối dị dạng mạch thành công nên đã qua cơn nguy kịch. May mắn là bệnh nhân chưa bị vỡ mạch máu não chứ nếu vỡ thì bệnh nhân có nguy cơ không qua khỏi, hoặc nếu cứu được thì cũng có thể bị liệt hoặc hôn mê.
BS. Tuyến nhận định: trời lạnh cũng là một yếu tố gây đột quỵ. Bởi thời tiết lạnh khiến mạch máu bị co lại nên dễ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, xuất huyết não. Vì vậy, vào mùa đông thì số người bị đột quỵ có xu hướng tăng lên. Vì vậy, để bảo vệ bản thân có thể vượt qua những ngày rét mướt an toàn, bạn cần biết tự bảo vệ mình.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những việc làm vào ngày lạnh dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo PGS. TS. BS Tạ Mạnh Cường (Phó Viện trưởng Viện Tim mạch, BV Bạch Mai), để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ vào ngày lạnh, bạn nên tránh làm những việc sau:
+ Tắm đêm:
Nhiều người có thói quen tắm khuya vì bận rộn. Tuy nhiên, việc tắm khuya bình thường đã không hề tốt, vào những ngày lạnh còn có hại hơn bởi nguy cơ đột quỵ rất cao. Nhất là những người có bệnh nền về huyết áp, tim mạch, mỡ máu…
Lý do là vì lúc này nhiệt độ giảm xuống thấp. Vì vậy kể cả khi bạn tắm nước ấm thì cơ thể vẫn sẽ bị lạnh. Do đó, bạn có thể bị đau đầu, tay chân, nặng hơn thì bị đột quỵ do mạch máu co lại khiến việc lưu thông máu bị cản trở. Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc vì tắm khuya rồi.
+ Ngồi bật dậy ngay khi vừa thức giấc vào sáng sớm:
Sáng sớm khi mới ngủ dậy là lúc huyết áp tăng cao. Việc bạn ngồi bật dậy ngay sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột. Khi đó, thành mạch sẽ bị chèn ép và hình thành các cục máu gây bít tắc lòng mạch. Từ đó có thể gây đột quỵ, đặc biệt là với những người có bệnh lý mãn tính. Do đó, buổi sáng khi thức dậy, bạn nên nằm lười trên giường một lát để cơ thể chuyển từ trạng thái ngủ sang thức rồi mới dậy nhé.
+ Uống rượu:
Những ngày rét mướt nhiều người hay có suy nghĩ ‘làm tí’ rượu cho ấm người. Thế nhưng theo PGS. TS Cường, qua niệm này sai lầm, bạn có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Bởi việc uống rượu trong ngày lạnh khiến các mạch máu giãn ra trong khi thời tiết lạnh giá khiến mạch đang co lại. Từ đó dễ dẫn tới tai biến, đột quỵ, nguy cơ qua đời rất cao. Đó là chưa kể nếu chẳng may mua phải rượu không rõ nguồn gốc thì còn có thể bị ngộ độc rượu, xuất huyết não.
PGS. Cường nhấn mạnh: ‘Không nên uống rượu, nhất là trong những ngày lạnh. Không có chuyện rượu giúp giữ ấm cho cơ thể. Ngược lại, uống rượu mà còn gặp lại thì vừa gây đột quỵ vừa bị nhồi máu cơ tim, dẫn tới t.ử vong’.
+ Ăn mặc kiểu ‘thời trang phang thời tiết’:
Khi ra ngoài đường, nhiều người trẻ có xu hướng ăn mặc kiểu ‘thời trang phang thời tiết’. Thế nhưng việc này dễ khiến bạn bị lạnh tai, cổ, bụng, chân. Từ đó khiến bạn dễ bị cảm lạnh, dẫn tới tình trạng tê bì tay chân, tức ngực, tăng huyết áp… Đây lại chính là những nguyên nhân có thể gây đột quỵ.
+ Để cơ thể trở nên quá nóng:
Việc tập luyện quá nhiều hoặc mặc quá nhiều quần áo khiến cơ thể bị nóng bức cũng không hề tốt. Bởi, khi quá nóng mạch máu sẽ bị dãn ra đột ngột. Từ đó gây ra hiện tượng hạ huyết áp, nhất là với người bị bệnh tim mạch, dễ dẫn tới đột quỵ. Vì thế, nếu bạn thấy mình bị đổ mồ hôi khi đang hoạt động ngoài trời lạnh, hãy dừng lại và vào trong nhà ngay.
Nguồn: Tổng hợp