Mùa hè năm nào thứ trái cây nhà mình hay dùng nhất là dừa, năm nay có bà nội lên trông cháu, mình vẫn thường xuyên mua dừa nhiều hơn. Điều này bởi vì theo mình được biết, dừa không chỉ là thức uống giải nhiệt mùa hè giúp giải tỏa nhanh cơn khát và sự bức bối khó chịu, loại quả này còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như: Tăng sức đề kháng, trẻ hóa cơ thể…

Hôm qua khi vừa ăn sáng xong, mình bảo lão chồng trước khi đi làm thì bổ cho bà quả dừa để ở nhà bà uống, thế nhưng lão ấy bảo bà có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nên không uống được nước dừa các mẹ ạ. Lão nói thông tin này lão đọc được trên mạng, nên mình chia sẻ lại để mọi người chú ý nhé!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy những ai không uống được nước dừa?

Mặc dù nước dừa là thức uống lành mạnh và rất bổ dưỡng, nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, 6 nhóm người dưới đây không nên uống:

Người mắc bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế hoặc không uống nước dừa, đặc biệt là ngay sau bữa ăn. Điều này là bởi nước ngọt và làm tăng đường huyết.

Người mắc bệnh thận: Hàm lượng kali cao trong nước dừa không tốt cho người bị bệnh thận, vì nó có thể khiến tình trạng bệnh thận trở nên trầm trọng hơn,.

Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Do loại nước này có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non. Do vậy những người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nếu uống nước dừa sẽ làm cho triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trầm trọng, khó điều trị.

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: Nước dừa cũng rất tốt cho bà bầu, nhưng nếu  bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu thì không được uống để phòng nguy cơ sinh non.

Phụ nữ đang bị đau bụng kinh: Nước dừa vốn có tính mát lạnh, thế nhưng phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần được ấm áp để giảm bớt sự khó chịu. Do vậy, nước dừa không thích hợp để chị em uống vào thời điểm này.

Người thường xuyên bị cảm lạnh: Chính vì nước dừa có tính giải nhiệt và làm mát cho cơ thể, những người dễ bị lạnh hoặc ở môi trường lạnh không nên uống vì có thể khiến thân nhiệt mát hơn, làm cho họ bị cảm lạnh thường xuyên hơn.

Người bệnh trĩ, huyết áp thấp: Dừa có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ và hạ huyết áp. Điều này sẽ không tốt cho những người bệnh trĩ và huyết áp thấp.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

4 thời điểm không được uống nước dừa mà hại thân

Trước khi đi ngủ: Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, nó sẽ khiến bạn phải dậy liên tục trong đêm để đi vệ sinh, gây mất ngủ. Do vậy không nên uống nước dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Khi vừa đi nắng về: Mặc dù là loại nước có tác dụng giải khát và giải nhiệt nhanh, thế nhưng nếu như bạn vừa đi nằng về không nên uống nước dừa ngay. Điều này bởi vì khi vừa từ ngoài nắng, đầu óc của bạn còn đang choáng váng, nếu giải khát bằng nước dừa có thể gây "say". Triệu chứng thường gặp là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Khi đang bị cảm lạnh: Bạn cũng cần hạn chế uống nước dừa khi đang bị cảm lạnh, hen suyễn kèm các triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi… Điều này vì tính làm mát, giải nhiệt của dừa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Huyết áp đang thấp: Khi huyết áp của bạn đang bị thấp, tuyệt đối không được uống nước dừa vì nó sẽ khiến huyết áp của bạn tụt nhanh hơn, thậm chí xuống quá thấp. Ngoài ra, với những người có tiền sử huyết áp thấp thì cũng nên hạn chế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu  như muốn sử dụng thức uống này.

Vậy uống nước dừa vào mùa hè thế nào là tốt nhất?

Không chỉ giàu dinh dưỡng, trong nước dừa có chứa nhiều axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất và giúp giảm cân hiệu quả. Thế nhưng không phải uống nước dừa thế nào cũng được. Vậy nên theo các chuyên gia, khi uống nước dừa mùa hè, bạn lưu ý những điều sau:

- Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là vào buổi sáng.

- Không uống nhiều hơn 3-4 trái dừa/ngày hoặc uống liên tục trong nhiều ngày.

- Khi uống nước dừa cần tránh pha thêm đường, đá và các hóa chất khác.

Nguồn: Tổng hợp