Mấy hôm nay thời tiết đang chuyển mùa, mấy đứa bé ho khù khụ, ông xã nhắc mình pha sẵn 1 chai nước muối loãng để trong nhà tắm để các con xúc họng sáng và tối trước khi đi ngủ. Mình bảo đánh răng sạch sẽ là được rồi, nước muối làm gì cho lách cách, thì anh bảo đây là cách phòng bệnh rất tốt đấy.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Hóa ra ông xã mình mới đọc được thông tin trên 1 tờ báo nói rằng, nếu dùng nước muối hàng ngày, nhất là khi thời tiết chuyển mùa như hiện nay sẽ loại bỏ được rất nhiều vius, vi khuẩn gây bệnh đấy các mẹ ạ.
Vậy nước muối loãng có công dụng gì?
Thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Việc rửa mũi, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được nhiều người áp dụng. Một số công dụng của nước muối như sau:
Chống nhiễm trùng
Vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công đường hô hấp gây ngứa, đỏ họng, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa. Trong khi đó,Nước muối có khả năng chống lại vi khuẩn vì có thể rút đi lượng nước từ các tế bào vi khuẩn. Điều này sẽ làm cho vi khuẩn chết.
Vậy nên, việc phòng bệnh rất quan trọng, trong những thời điểm nhạy cảm này, các mẹ nên hướng dẫn cả nhà rửa mũi, súc miệng, súc họng bằng nước muối loãng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, từ đó tránh được nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Cách pha nước muối dùng để súc họng, rửa mũi:1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.
Cách súc họng:Để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, bạn cần súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.
- Khi súc họng, bạn nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn kéo dài 3 – 4 phút, nhổ nước cũ đi có thể lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác khó chịu nữa.
- Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Trị đau và viêm họng
Khi cổ họng có vấn đề, bạn luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí đa đớn ở họng mỗi khi ăn uống. Để khắc phục tình trạng này, Tiến sĩ Brett Comer, bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y Kentucky (Mỹ) cho biết, nước muối có thể làm dịu viêm bằng cách làm dịu loại axit vốn gây ra sự kích thích ở cổ họng. Nó cũng có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng hoặc gây kích ứng bề mặt của cổ họng.
Ngoài ra, nước muối đang xem như là một rào chắn vững chắc và có thể lấy ra rất nhiều chất dịch từ các mô ở trong vùng họng, từ đó sẽ đẩy virus bay ra ngoài. Muối có chức năng giống như một nam châm hút nước. Từ đó, các triệu chứng đau sẽ giảm.
Cách làm:Dùng ¼ đến ½ muỗng cà phê muối pha với 250 ml nước ấm và cứ 1-2 giờ lại súc miệng một lần.
Tuy nhiên, bác sĩ Comer cảnh báo, nếucơn đau đó kéo dài hơn 48 tiếng, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn như liên cầu khuẩn. Và tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Chữa viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh miễn dịch do hít phải những chất dị ứng dẫn đến viêm mũi. Nhưng người mắc căn bệnh này sẽ vô cùng khó chịu trong những thời điểm thời tiết giao mùa.
Vậy nên, người bệnh nên sử dụng nước muối loãng để rửa mũi hàng ngày, tình trạng ngứa, chảy nước mũ... sẽ được cải thiện đáng kể.
Làm sạch đường ruột, diệt vi khuẩn
Không chỉ được sử dụng để diệt khuẩn vùng mũi, họng, nhiều nghiên cứu đã phát hiện uống một ly nước muối loãng sau khi thức dậy vào sáng sớm, bạn có thể làm sạch ruột, đào thải dư lượng thực phẩm tích tụ trước đó, tiêu độc và khử trùng.
Theo các chuyên gia, dư lượng thực phẩm sẽ tồn tại trong ruột trong một thời gian dài sau bữa ăn tối cho tới sáng hôm sau. Hơn nữa, việc bạn nằm ngủ yên qua một đêm, vi khuẩn và nấm mốc trong ruột sẽ lên men và tạo ra các chất độc hại. Đây là lý do sau khi thức dậy vào buổi sáng, chúng ta cảm thấy có mùi hôi miệng, đây là hiện tượng trào ngực khí từ dạ dày lên do quá trình phân hủy thức ăn tạo ra.
Vậy nên, việc uống nước muỗi loãng ngay sau khi ngủ dậy có thể làm giảm hiện tượng này.
Cách pha nước muối uống sáng: Lấy1/10 thìa muối hòa tan vào cốc nước ấm 500ml (30-40 độ C).
Cách sử dụng: Những người có chỉ số đường trong máu bình thường, có thể uống 1 cốc nước muối ấm vào buổi tối, thêm một chút mật ong thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Lưu ý, những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh thận mãn tính không nên uống nước muối loãng.
Trị mụn
Mụn thường xuất hiện khi các lỗ chân lông bị nghẽn và bã nhờn bị kẹt không thoát lên bề mặt da được. Vậy nên sử dụng nước muỗi loãng để rửa mặt sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho làn da và ngăn chặn việc làn da sản xuất ra quá nhiều dầu, điều này cũng sẽ giúp các bạn tránh được mụn trứng cá.
Bên cạnh đó, nước muối cũng là một sản phẩm tự nhiên giúp tẩy tế bào chết và tăng cường kết cấu của làn da. Muối biển giúp điều trị mụn tốt hơn so với muối ăn thông thường, bởi muối ăn có thể gây kích ứng da. Muối biển có chứa các loại khoáng chất có lợi như kẽm, canxi và i-ốt.
Lưu ý khi dùng nước muối
Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.
Để có nước muối sinh lý đạt chuẩn, bạn có thể mua ở các hiệu thuốc. Nếu muốn dùng nước muối tự pha, bạn có thể áp dụng cách pha với tỷ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 %.
Nguồn: Tổng hợp