Bong gân chân hay bong gân cổ chân là một dạng chấn thương thường gặp trong thể thao và ở người lao động hằng ngày. Mách bạn cách chữa bong gân chân tại nhà đơn giản nhưng có hiệu quả tốt theo hướng dẫn của chuyên gia.

Bong gân cổ chân là gì

Bong gân cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn ra hoặc có thể là rách một phần hay toàn bộ. Bong gân cổ chân khiến cho người gặp phải rất đau và khó khăn trong việc đi lại.

Phần lớn bong gân cổ chân sẽ xảy ra khi chơi thể thao hay lao động chân tay. Bong gân cổ chân không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại khiến chúng ta gặp khó trong sinh hoạt.

Bong gân dễ gặp phải khi chơi thể thao và lao độngBong gân dễ gặp phải khi chơi thể thao và lao động

Dấu hiệu của bong gân cổ chân

Bất cứ ai bị bong gân cổ chân cũng đều dễ dàng nhận biết khi mắc phải các dấu hiệu như sau:

Người bị bong gân sẽ có dấu hiệu bầm tím, sưng tại mắt cá chân. Mức độ sưng sẽ tùy vào tình trạng, có thể nặng tới mức dùng ngón tay ấn vào và để lại vết lõm.

Cổ chân sẽ bị đau có thể là âm ỉ cho tới đau dữ dội, đặc biệt sẽ rất đau khi phải di chuyển.

Một số người bị bong gân nặng sẽ nghe thấy tiếng “rắc” và mất cơ năng cổ chân giống như tình trạng bị gãy xương.

>>> Xem thêm: Bàn chân bẹt là gì? Tìm hiểu hội chứng bàn chân bẹt từ A-Z

Phân mức độ bong gân cổ chân

Để xác định được mức độ bong gân cổ chân nặng hay nhẹ còn phải căn cứ vào tình trạng dây chằng thời điểm đó.

Mức độ nhẹ: Dây chằng bị giãn nhẹ khiến cho phần mắt cá chân có biểu hiện sưng nhẹ.

Mức độ trung bình: Khi này, một phần dây chằng đã bị đứt và sưng nề xung quanh cổ chân. Người bệnh cũng sẽ có cảm giác cổ chân không hề vững chắc.

Mức độ nặng: Là lúc mà dây chằng đứt hoàn toàn với biểu hiện sưng to quanh cổ chân và bầm tím. Khi này cổ chân người bệnh sẽ cảm giác không hề chắc chắn một chút nào.

Cách điều trị bong gân cổ chân tại nhà

Tùy vào từng mức độ mà vẫn có cách chữa bong gân tại nhà hiệu quả.

Cách chữa bong gân tại nhà ở mức độ nhẹ

Nếu như người bệnh bị bong gân ở mức độ nhẹ hoàn toàn có cách chữa bong gân chân tại nhà khỏi triệt để khi áp dụng đúng.

Đầu tiên, dùng băng thun ép phần khớp đã bị chấn thương để cố định cổ chân và giảm đau.

Cuốn băng quanh khu cổ chân để cố định vùng bị chấn thươngCuốn băng quanh khu cổ chân để cố định vùng bị chấn thương

Nên chườm lạnh cổ chân trong vòng 4 giờ đầu tiên kể từ khi bị chấn thương. Nước lạnh hay đá sẽ giúp người bệnh giảm đau, co mạch và ngưng chảy máu rồi giảm phù nề. Tuyệt đối không nên chườm nóng tránh việc sưng tấy ngày càng tệ hơn.

Người bệnh nên nghỉ ngơi, không đi lại nhiều. Nếu như nằm có thể kê gối để cổ chân cao hơn tim, hoặc ngồi thì kê chân cao bằng hông để tránh việc máu chảy xuống khu vực chấn thương khiến vết sưng lớn hơn.

Bên cạnh đó, cũng có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, alphachoay… Nhưng nên nhớ không lạm dụng và không sử dụng aspirin dễ dẫn tới việc chảy máu trong.

>>> Xem thêm: Bật mí 4 bài tập dành cho cổ chân bị thương tại nhà hiệu quả

Bong gân mức độ vừa và nặng

Đối với các trường hợp nặng hơn không thể cử động cổ chân, dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc bong điểm bám khiến khớp trở nên lỏng lẻo mà 1 tuần không thuyên giảm thì nên đến bác sĩ ngay lập tức. Nếu như chậm trễ ở trường hợp nặng thì rất có thể khiến người bệnh sẽ bị cứng khớp hoặc đau dai dẳng.

Bong gân chân nặng nên đến cơ sở y tế thăm khámBong gân chân nặng nên đến cơ sở y tế thăm khám

Lưu ý khi áp dụng cách chữa bong gân chân tại nhà

Cho dù áp dụng cách chữa bong gân chân tại nhà hay ở các cơ sở y tế cũng nên tránh những điều sau.

Tuyệt đối không lấy rượu, cao để xoa bóp chỗ chấn thương: Việc lấy chất nóng xoa vào chỗ bị bong gân sẽ khiến máu chảy nhiều hơn và cơ cũng bị teo đi.

Không nên dùng thuốc giảm đau quá nhiều hay tiêm trực tiếp vào khớp: Thuốc có tác dụng giảm đau lập tức nhưng sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng như gan hay thận.

Việc tiêm khớp cũng sẽ giảm đau ngay lần đầu tiêm nhưng sau đó thì các cơn đau sẽ trầm trọng và gây cứng khớp.

Không nên băng cổ chân quá chặt hoặc quá lỏng: Nếu như lỏng quá thì băng chân sẽ bị tuột khi chi chuyển, nhưng nếu quá chặt sẽ khiến máu không thể lưu thông. Băng chân ở mức độ vừa phải để cố định khu vực bị chấn thương.

Cách chữa bong gân chân tại nhà mà ICCARE vừa chia sẻ sẽ có tác dụng tốt cho người bệnh nhưng với điều kiện phải áp dụng đúng. Trường hợp người bong gân ở mức độ nặng hoàn toàn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn và điều trị nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả