Dạo này mình đi làm bằng xe bus. Cứ mỗi lần lên xe là chỉ dám nhắm nghiền mắt vào, ngủ cũng được mà không ngủ cũng không sao. Chứ hễ mà mở mắt ra là lại bị say xe, không đến mức nôn thốc nôn tháo nhưng mà cảm giác buồn nôn khó chịu cực luôn. Thế nhưng mà cứ xuống xe phát là hết luôn nhé. Lạ thật.
Nhà mình, mẹ với các chị cũng bị say nhưng mọi người say kinh lắm chứ không nhẹ nhàng như mình đâu. Mẹ mình thì có mà á, ngửi mùi tàu xe thôi đã muốn nôn hết mọi thứ trong ruột ra rồi, mình nhìn còn sợ.
Mà không hiểu sao chúng ta lại bị say xe nhỉ? Vì mình nghĩ ngồi xe chứ có uống rượu bia gì đâu mà say. Đấy, cũng vì cái thắc mắc này, mang hỏi mãi không được ai nên mình mới lên báo tìm hiểu. Trên báo có giải thích rõ ràng rồi. Mình chia sẻ lại kèm theo đó là các biện pháp tự nhiên để hạn chế tình trạng say xe.
Say xe là tình trạng nhiều người gặp phải. Ảnh minh họa, nguồn: Sina
Vì sao có người bị say xe, có người lại không
Say xe thường xảy ra với các triệu chứng như: Chóng mặt, tăng tiết nước bọt, nhức đầu, đổ mồ hôi, ợ, nôn mửa.
Chứng say xe chỉ bước đầu xuất hiện khi con người tạo ra các phương tiện giao thông giúp việc đi lại nhanh hơn. GS. Fred Mast (Đại học Bern – Thụy Sỹ) giải thích: Con người say xe là do cơ thể không được phát triển để đi trên những phương tiện đó. Sự thay đổi về tốc độ khi ngồi trên phương tiện làm gián đoạn sự kết nối giữa thị giác và hệ thống tiền đình – nơi có chức năng giúp cơ thể giữ thăng bằng. Hệ quả là gây nên tình trạng say xe với cảm giác chóng mặt, buôn nôn điển hình.
Nhiều thống kê cho thấy: Trung bình, cứ 3 người thì có 1 người bị say xe tại một số thời điểm nào đó. Đặc biệt, có một số người dễ bị say xe hơn người khác. Đó là nhóm: Trẻ em, thanh thiếu niên, người mắc chứng đau nửa đầu và phụ nữ đang trong chu kỳ.
Say xe không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng gì vì về cơ bản nó chỉ gây khó chịu chứ không phải là bệnh lý. Khi phương tiện ngừng di chuyển thì cơn say xe cũng hết đi, có người hết luôn nhưng cũng có người phải từ từ.
Tuy vậy, nó gây ra những phiền lụy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn, sắp tới 30/4 được nghỉ dài ngày, nhiều gia đình muốn đi du lịch, đi chơi sau quãng thời gian bị ‘bó chân’ vì cô vít. Hoặc đơn giản là về quê với người thân. Song, nếu bị say xe thì cảm giác chuyến đi không còn trọn vẹn nữa.
Khoai lang trị chứng say tàu xe rất tốt. Ảnh minh họa, nguồn: KKnews
Vậy phải làm sao? Có một số biện pháp tự nhiên giúp hạn chế tình trạng này, bạn có thể tham khảo
+ Châm cứu và bấm huyệt:
Khi bị say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (nằm ở khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa gón tay giữa và gân mu bàn tay).
+ Chọn vị trí ngồi:
Nên ngồi ở hàng ghế đầu và nhìn về phía trước để cơ thể cảm nhận được chuyển động khi xe di chuyển. Tuyệt đối không ngồi ghế quay ngược lại vì sẽ gia tăng cảm giác say xe. Đồng thời, nên ngồi xin xa về hướng chân trời sẽ giúp giảm sự mất kết nối giữa thị giác và hệ thống tiền đình. Từ đó, giảm cảm giác chóng mặt.
+ Không nhìn gần tại một điểm:
Những người có chứng say xe dễ nhận thấy các triệu chứng của mình trở nên nặng hơn khi tập trung nhìn vào những đồ vật ở gần như đọc sách, nhắn tin hoặc nhìn vào màn hình thiết bị điện tử qá lâu. Điều này sẽ gây nên tình trạng mất kết nối giữa tai trong và mắt. Thay vào đó, hãy dùng sách nói, nghe nhạc hoặc ngủ.
+ Khoai lang sống:
Khoai lang sống có công dụng chống co thắt, trung hòa axit trong dạ dày nên chống say xe, nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ củ khoai rồi cho vào miệng nhai, nuốt cả bã là được.
+ Dùng vỏ cam, quýt:
Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng từ lâu. Tinh dầu trong vỏ cam, quýt giúp an thần nhẹ, làm cân bằng hệ thống thần kinh, chống co thắt dạ dày, ruột. Do đó, bạn có thể ăn chút một khi đi đường hoặc dùng vỏ cam, quýt cho vào khẩu trang, hướng thẳng vào mũi để tinh dầu đi vào mũi.
+ Dùng bánh mì:
Một chiếc bánh mì nóng giòn khi bạn đi tàu xe. Nếu thấy có triệu chứng say, hãy ngửi mẩu bánh mì đó, chắc chắn sẽ có tác dụng. Bánh mì cũng giúp bạn chống say xe hiệu quả khi bạn ăn chúng. Bởi, khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi với axit amin trong bánh mì giúp trấn tĩnh thần kinh.
+ Gừng tươi:
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Rễ cây gừng tươi từ lâu đã được sử dụng như bài thuốc truyền thống chữa buồn nôn với các triệu chứng như say tài xe. Bạn cắt lát gừng tươi đặt dưới lỗ mũi cho mùi hăng, cay bay vào trong mũi. Hoặc bạn cắt miếng gừng rồi dán vào rốn, lấy bông băng dính lại là được.
+ Trà hoa cúc:
Đây là loại trà thảo mộc có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, xoa dịu dây thần kinh, làm dịu dạ dày. Do đó, bạn có thể chuẩn bị trà hoa cúc rồi uống trên hành trình của mình sẽ giúp thư giãn cơ bụng và giảm cơn say xe.
Những cách này đều rất dễ làm mà không tốn kém nhưng hiệu quả nó mang lại rất cao đã được báo chí chính thống đưa tin. Thế nên, những ai hay bị say xe thì nhớ note lại kỹ rồi chuẩn bị để có kỳ nghỉ lễ vui vẻ, thoải mái và trọn vẹn nhé.
Nguồn: Tổng hợp