Ôi các mẹ ơi! Cái thuốc mỡ Tetracylin em vẫn dùng bôi đủ mọi thứ cho con em như tra mắt, bôi môi, chân tay khi nứt nẻ hay sứt sẹo… hóa ra bị cấm dùng cho trẻ con đấy ạ. Em còn đọc trên mạng thấy cảnh báo nó còn là 1 loại kháng sinh rất độc hại nếu như dùng không đúng cơ. Mẹ nào chưa đọc thông tin này thì vào xem có đúng không nhé!

hình ảnh

Bài cảnh báo tác hại khi dùng thuốc mỡ tra mắt Tetracylin để bôi nẻ. Ảnh: Internet

Cụ thể, trên mạng cách đây chưa lâu có một dược sĩ đã viết riêng cảnh báo cho tất cả mọi người về loại thuốc mỡ mắt Tetracylin. Theo thông tin cảnh báo thì đây là thuốc, nhưng lâu nay do dân mình dùng sai nên thành ra tự rước độc vào người.

Nội dung bài cảnh báo như sau:

'Hiện tại mùa hanh khô, da bị nứt nẻ. Người dân truyền miệng nhau dùng thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin để bôi vào vùng da bị khô nứt nẻ, không chỉ vậy người ta còn dùng thuốc mỡ tetracyclin để chữa các bệnh về da .

Thuốc tra mắt Tetracylin là dạng mỡ bôi nên khi thoa lên da sẽ có cảm giác mềm da nhưng Tetracylin là 1 kháng sinh, tác dụng phụ : Kích ứng đường tiêu hóa, độc tính trên gan, gây xỉn răng ở trẻ em. Dùng dài ngày còn gây thâm da. Không nêndùng cho trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 9 tuổi và phụ nữ mang thai.

Việc dùng thuốc mỡ Tetracyclin tùy tiện cũng làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Vì vậy rất mong mọi người hãy thông thái trong việc lựa chọn sản phẩm bôi nẻ trong mùa hanh khô.

hình ảnh

Trên tờ hướng dẫn sử dụng trong tuýp thuốc Tetracylin cũng đưa ra lưu ý cho người dùng. Ảnh: Internet

Cấm dùng Tetracylin cho trẻ em dưới 8 tuổi

Lâu nay nhiều mẹ vẫn có thói quen dùng Tetracylin để bôi cho con khi bé bị nẻ vì nghĩ rằng thuốc này dùng tra mắt thì chắc chắn lành tính. Thế nhưng theo các chuyên gia, Tetracylin vốn dĩ là thuốc kháng sinh để chữa viêm, cụ thể là viêm kết mạc (đau mắt hột) chứ không có hướng dẫn nào nói đây là thuốc bôi da trị nứt nẻ cả.

Liên quan đến điều này, PGS. TS Hậu, Giảng viên bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP. HCM cũng cảnh báo,  nếu dùng Tetracylin để bôi nẻ, bôi vào các vết thương cho trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng tới độ chắc khỏe của răng và xương.

Theo giải thích của PGS. TS Hậu, điều này là bởi khi kết hợp với canxi, Tetracylin sẽ tao thành một phức hợp có tên gọi chelat. Liên kết này rất bền vững và có khả năng làm giảm độ chắc khỏe của xương và răng. Đồng thời nó còn làm hỏng men răng khiến răng có màu vàng, xám, nâu vĩnh viễn.

Chuyên gia này cũng cảnh báo, với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi, nếu sử dụng Tetracylin còn ảnh hưởng tới sự phát triển của xương sau này. Chính vì vậy, chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thì các mẹ mới được dùng cho con.

hình ảnh

Trên tờ hướng dẫn cũng cảnh báo nên hạn chế dùng thuốc. Ảnh: Internet

Vì sao các nhà sản xuất khuyên nên hạn chế dùng Tetracylin?

Là một loại thuốc được nhiều người sử dụng, nhưng theo khuyến cáo chung của các nhà sản xuất nên hạn chế dùng Tetracylin vì những lý do sau:

- Thứ nhất: Do mức độ kháng thuốc của vi khuẩn.

-Thứ hai: Do giờ có nhiều loại thuốc khác ưu điểm hơn.

Hơn nữa, Tetracylin không tốt cho người già vì gây ức chế tổng hợp protein. Từ đó, các axit amin sẽ bị ứ đọng dẫn tới hiện tượng dư thừa axit amin trong cơ thể. Lúc này, các axit amin bị dưa thừa sẽ lập tức phân giải và tạo ra ure và nito. Khi hàm lượng ure, nito trong máu cao sẽ không tốt cho thận nhất là với người cao tuổi. Nguyên nhân là do khi ure máu tăng cao có thể dẫn tới hôn mê. Đồng thời, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan, viêm tụy.

hình ảnh

Hầu hết mọi người thường có thói quen mở nắp ra rồi dùng tới hết, nhưng thực chất Tetracylin chỉ được dùng trong 30 ngày kể từ ngày mở nắp. Ảnh: Internet

Tetracylin gây ra tình trạng dị ứng, buồn nôn

Với những người có cơ địa dị ứng, nếu sử dụng Tetracylin thì có thể gây nên tình trạng nổi mẩn, ngứa, thậm chí là sốc phản vệ.

Ngoài ra, không ít người thường có cảm giác bỏng rát, buồn nôn và nôn sau khi sử dụng Tetracylin bôi lên da. Điều này là do khi kháng sinh này da ngấm vào bên trong đến dạ dày và gây kích ứng ở niêm mạc dạ dày. Với những người vốn đã có tiền sử bị bệnh dạ dày thì sẽ gây ra những cơn đau quặn thắt. Đồng thời, Tetracylin còn có thể gây ra hiện tượng giảm nhu động khiến quá trình tiêu hóa thức ăn của ruột bị định trệ. Từ đó, người dùng sẽ có cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

PGS. TS Hậu còn cảnh báo, nếu sử dụng lâu dài hoặc dùng Tetracylin để uống còn có thể khiến người dùngbị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Nguồn: Tổng hợp