Trái nhàu trong y học

Cây nhàu nói chung và trái nhau nói riêng đã được xác định có công dụng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y. Đối với các bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, tiểu đường, và ung thư, việc kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên với các phương pháp điều trị hiện đại là cần thiết để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất

Trái nhàu trong y học

Theo y học phương Đông và dân gian

Theo đông y, trái nhàu được xem là có vị chát, thuộc vào kinh thận và đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết và điều kinh.

Do đó, trái nhàu thường được sử dụng để điều trị táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm sốt, điều trị ho và hen suyễn, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trái nhàu còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe và cần được tìm hiểu kỹ hơn theo bác sĩ

Theo y học hiện đại

Trái nhàu có nhiều ứng dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy nhược, và đau nhức cơ thể.

Nước ép từ trái nhàu được biết đến với khả năng cải thiện cơn đau gây ra bởi các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư, và viêm khớp.

Hợp chất proxeronine có trong trái nhàu giúp kích thích các tế bào trong cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và giảm đau một cách hiệu quả.

Trái nhàu còn được biết đến với khả năng hạ huyết áp, an thần, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Trái nhàu cũng có công dụng kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu vitamin, khoáng chất.

Trái nhàu trong y học hiện đại

Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, trái nhàu còn giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Cây nhàu cũng có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như bệnh viêm khớp mãn tính và hội chứng ống cổ tay.

Trái nhàu cũng được biết đến với khả năng giảm vết sưng bỏng hoặc giảm đau do chấn thương nhờ có chứa Damnacanthal, có thể ức chế tế bào ác tính và giúp thu nhỏ kích thước các khối u ác tính.

Dịch chiết từ quả nhàu cũng được sử dụng để ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày và trào ngược axit dạ dày.

Uống nước cốt trái nhàu cũng có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ trong việc giảm cân hiệu quả.

Trái nhàu tươi và trái nhàu khô

Những lưu ý khi sử dụng trái nhàu

Khi sử dụng các phần của cây nhàu để điều trị bệnh, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Nhàu tươi và nước ép từ quả nhàu không độc, nên bệnh nhân có thể sử dụng với lượng lớn.

Uống nước ép nhàu thường xuyên có thể kích thích cơ thể tiết ra endorphin - hormone giúp thư giãn não bộ, giảm stress và điều hòa huyết áp.

Nếu dùng với liều cao, nước ép từ trái nhàu còn có thể hỗ trợ cai nghiện ma túy, rượu và thuốc lá. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết. Hiện chưa có thông tin ghi nhận về các tác dụng phụ khi sử dụng quả nhàu và nước ép nhàu với liều cao.

Trái nhàu tươi

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng với các liều lượng sau:

Người trẻ và có thể sức khỏe: Sử dụng 30ml/ngày.

Người mới phẫu thuật hoặc đang hồi phục từ chấn thương: Sử dụng 180 - 240ml/ngày trong ngày đầu tiên, sau đó duy trì với liều lượng 90 - 120ml/ngày.

Người cao tuổi cần bổ sung sức khỏe: Sử dụng 60ml/ngày, chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.

Người sử dụng nước ép nhàu để điều trị bệnh: Sử dụng 160ml/ngày trong tháng đầu, sau đó có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Người mắc bệnh tiểu đường, ung thư: Sử dụng 180 - 240ml/ngày.

Người mắc bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng: Sử dụng 480 - 600ml/ngày.

Không nên sử dụng cây nhàuhay trái nhàu cho những người có huyết áp thấp và nên thảo luận với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc hạ áp.

Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì nhàu có thể gây ra hiện tượng thông kinh và hoạt động kích thích huyết áp.

Cần cẩn trọng khi sử dụng nước ép nhàu và các loại thuốc chứa dược liệu nhàu cho bệnh nhân có viêm thận

Trái nhàu khô