Bệnh vảy nến cực kì khó chịu và dễ tái phát. Thử ngay cách này để trị dứt điểm tránh lây lan ra toàn cơ thể.



Chữa dứt điểm vẩy nến da bằng lá lốt (Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ)




Đợt này thấy trên diễn đàn mọi người hỏi nhau nhiều về cách chữa bệnh vẩy nến da dầu, da chân tay... nên hôm nay, em xin chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình.


Em bị vẩy nến cách đây 1 năm. Lúc đầu chỉ bị vài ba mảng vẩy nhỏ, màu đỏ ở bắp đùi. Sau vài ngày thì thầy mảng vẩy sần lên như da cá, lan rộng hơn. Em lo lắng và nghĩ bị bệnh gì về da rồi nên đi khám ở bệnh viện da liễu thì bác sĩ kết luận bị vảy nến. Người ta cho thuốc uống và bôi kem mỡ. Sau 1 tuần dùng thuốc, em thấy vảy bong dần nhưng da đỏ rực lên. Dừng thuốc cái là vẩy lại mọc lại, lần này còn ngứa ngáy khó chịu hơn nữa. May sao, mẹ em đi hỏi được mẹo dân gian, chữa bằng nắm lá lốt. Sau 1 tháng chăm chỉ, em đã khỏi hẳn và không bị lại nữa. Vậy nên, ai đang tìm cách chữa bệnh vẩy nến, thì làm theo em xem sao nhé!



Bệnh vảy nến xuất hiện ở mọi lứa tuổi (Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)


CÁCH LÀM:



Cách 1:


- Lấy khoảng 10 nhánh cây lá lốt còn cả gốc đem rửa sạch và đun cùng 2 lít nước. Khi nước sôi thì pha thành nước ấm dùng để tắm. Tắm cho đến khi nước nguội thì lau người bằng khăn sạch, không cần rửa lại bằng nước trắng.


Cách 2:


- Nếu không có thời gian chuẩn bị lá lốt tươi nhiều lần thì tốt nhất là đem lá lốt rửa sạch và phơi khô để dùng dần.


- Mỗi lần dùng đem khoảng 10 nhánh đun và tắm như tắm lá lốt tươi.



Lá lốt chữa vẩy nến da (Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)


LƯU Ý:



– Trước khi tắm lá lốt thì nên tắm qua bằng nước sạch trước.


– Có thể pha nước lá lốt vào xô hay chậu rồi xối lên người, hoặc nếu muốn hiệu quả hơn thì nên chuẩn bị một thau hay chậu lớn để ngâm mình vào trong nước lá lốt pha ấm.


– Không sử dụng các loại dầu gội hay sữa tắm trong thời gian bệnh vảy nến.


– Tắm từ 5- 10 phút và không tắm quá 2 lần/ 1 ngày, mỗi tuần nên tắm nước lá lốt từ 2-3 lần. Các ngày còn lại thì tắm bằng nước ấm.


– Sau khi tắm thì vệ sinh dụng cụ vừa dùng, phơi khô. Nếu có thể thì nên dùng riêng dụng cụ tắm giặt và vệ sinh trong thời gian này.


– Sau đó mặc quần áo nhẹ và thoáng.


Ngoài ra, để bệnh vẩy nến nhanh khỏi hơn và không bị tái phát, mọi người nên chú ý một số điều sau:


- Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày.


- Tránh tiếp xúc với hóa chất.


- Giữ ẩm cho da với các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Khi da khô có thể gây nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn tại vùng da bị vảy nến.


- Nên luyện tập, vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.


- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin.


- Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ giữ ẩm da và loại bỏ các yếu tố có hại.


- Tránh làm tổn thương da và làm khô da.


- Xem vết vẩy trên da mỗi ngày nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng.


- Tránh lo lắng, giận dữ, xúc động mạnh.


- Không hút thuốc và uống rượu bia.


- Phơi nắng mỗi ngày khoảng 15-30 phút (trừ trường hợp vẩy nến nhạy cảm ánh sáng).


Đạt ma dịch cân kinh chữa bệnh vẩy nến



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/vPuiCiAW6J-202x360.jpg