F0 nào điều trị tại nhà hầu như cũng sẽ thực hiện xông mũi họng hàng ngày để mong nhanh khỏi. Chủ yếu mọi người xông mũi họng bằng gừng, sả hoặc tỏi.
Thực ra, việc xông mũi họng như vậy là rất tốt, nó giúp giảm triệu chứng sổ mũi, khô họng, nhiễm trùng, thông thoáng đường thở. Tuy nhiên cách xông thế nào để đạt tối đa hiệu quả là việc mà không phải ai cũng biết và chưa chắc ai cũng làm đúng được.
Mình có đọc được trên báo VnExpress có nói rất cụ thể về cách xông mũi chữa “cô vít” bằng gừng, sả, tỏi, còn có cả hướng dẫn chi tiết của bác sĩ nữa. Mọi người đọc tham khảo để làm cho đúng nha!
Có thể dùng gừng, sả, tỏi để xông mũi họng trị "cô vít". Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Hiệu quả nhưng cần thực hiện đúng cách
Theo đó thì bài viết có nêu chi tiết về cách thức xông mũi họng bằng gừng, xả, tỏi như sau:
Cho vào nồi 3-5 cây sả và nhánh gừng, hoặc sả kết hợp với vài tép tỏi, đun sôi, lấy khăn trùm lên qua đầu, đưa mặt vào gần nồi để xông mũi. Thời gian thực hiện khoảng 10-15 phút, mỗi ngày một lần. Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, còn sả, tỏi tác dụng chống nhiễm trùng, có thể làm giảm các triệu chứng sổ mũi, khô họng... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cách xông: F0 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, mọi người chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp F0 có cảm giác dễ chịu.
Với cách làm trên thì liệu có hiệu quả hay không? Để trả lời vấn đề này thì Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải, Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bệnh viện Châm cứu Trung ương có đưa ra những thông tin như sau:
Trước hết, việc sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng, song cần thực hiện đúng cách. Lưu ý, xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người nhiễm đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm..., chứ không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi “cô vít”, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm virus.
Việc xông hơi nóng mục đích nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái.
Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút. Sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió.
Cần xông đúng cách để đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa "cô vít". Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Lưu ý:
- Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.
- Chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng nhé mọi người; nên xông hơi một mình, tần suất tốt nhất là một ngày một lần. Bên cạnh đó, tuân thủ những phương pháp phòng ngừa “cô vít”.
Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết về cách thức xông hơi sao cho đúng và đạt hiệu quả cao. Mọi người cần ghi nhớ hoặc viết ra ghi chú phòng lúc cần. Giờ dịch đang rất phức tạp vì vậy mọi người nên cần cảnh giác trước mọi tình huống có thể xảy ra.
Nguồn tổng hợp