Tuần trước bé nhà em bị bỏng đấy các mẹ, khổ thân nó, chỉ tại em bất cẩn, rót cốc nước nóng xong có người giao hàng đến bấm chuông cửa nên em ra lấy, để cốc nước trên bàn. Thế là không biết con bé nghịch như nào mà nguyên cốc nước nóng đổ xuống bàn chân luôn ý các mẹ. Em vội vàng chạy vào thì thấy chân con đã đỏ lừ lên rồi. Cũng may hôm đấy mẹ chồng em lên chơi, bà vừa lên nên nghỉ trong phòng. Nghe thấy tiếng bà chạy vội ra thì thấy chân cháu đỏ lừ. Bà vội vàng mang con bé đi rửa nước lạnh xong bảo em đi lấy cây nha đam vào rửa sạch rồi bôi cho bé. Cũng may mắn là em trồng nha đam để đắp mặt nên có sẵn. Bôi xong thì tầm 20 phút sau thấy vết đỏ nó đỡ đỡ, con bé cũng đỡ đau nên không còn gào lên như trước nữa. Đến hôm nay thì vết bỏng của con em hết rồi, cũng không bị phồng rộp lên đâu các mẹ. Em thấy trẻ con thì bỏng là chuyện bình thường ý nhưng nếu mình không biết cách thì sẽ khiến bé bị rộp nước lên, vừa rát vừa đau. Thế nên, em nghĩ các mẹ nên nhớ cách này để phòng cho con nè.
Hình minh họa. Nguồn: Internet
Cách chữa bỏng bằng nha đam
+ Tại sao nha đam có thể chữa bỏng?
Theo các nhà khoa học, trong nha đam có phần gel. Phần này rất giàu protein và các chất sát khuẩn. Nhờ đó, nó có thể ngăn chặn quá trình hoại tử. Vitamin trong nha đam còn giúp làm mát da. Bên cạnh đó, chất gây tê có trong nha đam sẽ giúp làm dịu cơn đau tức thì giúp nạn nhân bớt đau rát hơn. Đồng thời, các dưỡng chất trong nha đam sẽ giúp phục hồi làn da nhanh chóng, ngăn không cho vết bỏng bị sưng phồng lên.
+ Cách làm:
Khi bị bỏng các mẹ đầu tiên nên dùng một miếng vải mỏng, sạch phủ lên vết bỏng rồi xả nước lạnh trong vòng 15 phút để hạ nhiệt. Tiếp theo, các mẹ lấy lá nha đam rửa sạch rồi tách phần gel ở giữa lá nha đam. Sau đó, các mẹ bôi trực tiếp lên vùng da bị bỏng và để nó tự khô là được. 20 phút sau thì các mẹ mang rửa sạch lại với nước. Sau 2 giờ các mẹ lại làm 1 lần cho tới khi vết bỏng không còn đỏ hay bị rộp lên nữa thì ngưng lại.
Lưu ý: Lá nha đam chỉ có tác dụng làm mát và chữa những vết bỏng vừa phải. Với vết bỏng nặng, lan rộng thì các mẹ cũng có thể dùng nha đam để làm mát nhưng ngay sau đó phải đưa bé tới viện ngay do vết bỏng rộng thì nhiệt độ cao hơn, nha đam không thể hạ hết nhiệt độ của nó được. Do đó, vết bỏng dễ loét ra hay phồng rộp.
Một số cách chữa bỏng khác tại nhà
Ngoài việc dùng nha đam để chữa bỏng thì các mẹ còn có thể sử dụng một số loại khác như:
+ Khoai tây: Khoai tây cũng có khả năng chữa bỏng rất tốt nhờ tác dụng làm dịu và chống kích ứng. Các mẹ có thể cắt khoaia tây thành các lát khác nhau và thoa chúng lên vết bỏng trong 15 phút thì bỏ ra.
+ Dầu dừa: Các mẹ có thể trộn dầu dừa cùng nước cốt chanh rồi bôi hỗn hợp này lên vết bỏng và để nó tự khô.
+ Mật ong: Mật ong cũng là thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cực tốt. Các mẹ có thể dùng một miếng băng gạc và thoa mật ong vào. Sau đó, các mẹ đắp lên vùng da bị bỏng, để vài giờ thì bóc ra rồi lại thay miếng mới, đắp liên tục 3 – 4 tiếng/ngày.
+ Lá mã đề: Lá mã đề cũng có tác dụng trị bỏng rất tốt. Khi con bị bỏng, các mẹ có thể nghiền nát cây mã đề rồi thoa đều lên vết bỏng. Tiếp theo, các mẹ lấy một miếng vải cotton quấn quanh vết bỏng. Sau khi khô thì các mẹ thay miếng khác là được.
+ Nước ép hành tây: Trong hành tây có chứa lưu huỳnh. Chất này có tác dụng giảm đau và hạn chế nguy cơ hình thành mụn nước. Các mẹ có thể cắt một củ hành và ép ra lấy nước đó thoa lên vết bỏng.
Lưu ý những cách chữa này chỉ áp dụng với các vết bỏng nhẹ, người bị bỏng cần đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường
Nguồn: Tổng hợp