Thỉnh thoảng cứ thấy miệng đau đau, xuất hiện vết loét trắng sữa là em biết ngay lại bị nhiệt miệng các chị ạ, nhất là trước đó lỡ ăn đồ cay nóng thì khổ phải biết.

Tuần trước em vô tình xem trên mạng được mấy cách trị nhiệt miệng đơn giản lắm, toàn là những nguyên liệu từ tự nhiên mà trong nhà em cũng sẵn có luôn. Đang lúc nhiệt miệng đau đớn mà trong nhà hết thuốc, em liều làm dùng thử thì ai dè khỏi thật các chị ạ. Mà dùng mấy nguyên liệu thiên nhiên em thấy yên tâm lắm, vì qua tìm hiểu em biết được nó không gây tác dụng phụ gì đâu.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn:Internet

Chị nào đang bị nhiệt miệng, làm thử các cách sau xem em nói có đúng không nhé!

Cách trị nhiệt miệng bằng nước súc miệng

Nước muối loãng

 Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét do nhiệt miệng, từ đó khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

Cách dùng: Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy súc miệng nước muối hoặc ngậm trong miệng vài phút rồi nhổ ra sẽ giúp cải thiện tình trạng.

Nước ép cà chua sống

Theo Đông y, cà chua là loại quả có vị chua, hơi ngọt, tính bình,có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho người bị nhiệt miệng.

Cách dùng: Cà chua đem rửa sạch, ép lấy nước để ngậm rồi nuốt dần như nước khế. Bạn cũng có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ngày.

 Nước củ cải

Nhờ khả năng giúp thanh nhiệt, giải độc làm lành vết thương, vết lở loét tốt, mà việc sử dụng nước củ cải có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.

Cách dùng: Củ cải trắng 300g đem rửa sạch, giã lấy nước cốt rồi hòa với 1 ít nước lọc. Người bệnh hãy dùng súc miệng 3 lần/ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn.

Nước khế chua

Hàm lượng vitamin C, acid oxalic, và các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, Na, K, A, B1, B2 và P trong khế chua có khả năng giúp giải nhiệt, trị viêm loét miệng từ bên trong.

Cách dùng: Lấy 2-3 quả khế chua đem rửa sạch rồi giã nát, cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi. Sau đó để nguội để lấy ngậm nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn:Internet

Nước cốt dừa

Thành phần dầu dừa trong nước cốt dừa có khả năng diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

Cách dùng: Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ngày.

Nước hạt rau mùi

 Nhờ có tác dụng kháng khuẩn mà nước hạt rau mùi có tác dụng chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.

Cách dùng: Hòa chung 1 thìa hạt rau mùi với 1 cốc nước đun sôi. Sau đó chắt lấy nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ngày.

Sử dụng nước bôi chữa nhiệt miệng

Bôi mật ong, mật ong nghệ: Nhờ có tính kháng khuẩn trong mật ong và tính kháng viêm trong nghệ, 2 thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ giúp vết loét nhanh lành, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển. Do vậy, khi bị nhiệt miệng, bạn hãy dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.

Bôi nước cỏ mực mật ong: Lấy 1 nắm cỏ mực đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày.

Bôi nước lá rau ngót: Lấy 1 nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt. Sau đó lấy nước này hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Bôi 2 - 3 lần/ngày.

Nguồn: Tổng hợp