Mùa hè ói bức nhiều người bị rôm sảy, mụn nhọt và mẩn ngứa, nhất là trẻ con. Nếu không được xử lý sẽ vô cùng khó chịu, bứt rứt cả ngày không làm được việc gì.
Vậy có cách nào điều trị tình trạng này mà an toàn, không tác dụng phụ không?
Sau khi lên báo đọc, mình đã tìm hiểu được rất nhiều loại lá tắm có tác dụng trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt hiệu quả. Mừng hơn là toàn những loại lá lành tính chỉ tìm trong vườn quanh nhà cũng có nhiều, nếu ra chợ mua sẽ rất rẻ mọi người ạ.
Vậy đó là những lá gì? Giờ mình chia sẻ để mọi người tham khảo nha.
Dưới đây là các loại lá này có tác dụng trị tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt trên da như sau:
Nấu nước lá trà xanh rất tốt. Ảnh minh họa/Nguồn: NLĐ
Loại đầu tiên: Lá trà xanh
Trong lá trà có chứa nhiều hoạt chất phenol giúp kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng, vi khuẩn có hại trên da.
Hơn nữa, loại lá này còn chứa hoạt chất EGCG có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kích thích sự tái sinh của tế bào, tăng khả năng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.
Cách dùng đơn giản là đem lá trà xanh rửa sạch, bỏ vào nồi và đổ ngập nước. Nấu nước lá này khoảng 10 phút rồi bỏ thêm một nhúm muối vào khuấy đều và tắt bếp. Lọc lấy phần nước trà và pha loãng với nước sạch để tắm.
Loại thứ 2: Lá tía tô
Tía tô không chỉ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tổng thể, loại lá này có có khả năng giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.
Để nấu nước tắm, hãy lấy lá tía tô bỏ vào nồi nước đun sôi rồi lấy nước đó hòa vào nước tắm.
Cách khác là dùng lá tía tô giã nát, lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị rôm sảy và ngứa. Cứ để vậy cho nước lá tía tô tự khô đi rồi tắm hoặc lau lại bằng khăn sạch.
Tắm nước lá tía tô có tác dụng giải nhiệt, lưu thông máu và làm mát da cực tốt.
Loại thứ 3: Lá dâu tằm
Lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt, trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả, đặc biệt với trẻ con.
Cách sử dụng đơn giản là lấy một nắm lá dâu tằm, đem rửa sạch rồi bỏ vào nồi nước, bật bếp đun sôi. Sau đó, tắt bếp và chờ nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh để tắm.
Loại thứ 4: Lá khế
Lá khế có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, trị dị ứng. Nhờ vậy có thể dùng trong các trường hợp mẩn ngứa, rôm sảy rất hiệu quả.
Cách làm nước tắm từ lá khế như sau: Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch và tước bỏ phần gân cứng.
Sau đó đem lá khế đi xay nhuyễn hoặc giã nát với một chút muối. Vắt lấy nước cốt vào cho vào chậu nước ấm để tắm. Tắm nước lá khế liên tục trong 3-4 ngày để thấy hiệu quả.
Loại thứ 5: Lá kinh giới
Trong tinh dầu của lá kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, nhờ vậy loại lá này có tác dụng trị rôm sảy và làm sạch da rất hiệu quả.
Cách dùng đơn giản, lấy lá kinh giới rồi đem giã nát. Vắt lấy nước cốt và pha với nước ấm để tắm.
Một cách khác là phơi khô lá tinh giới rồi để ở nơi thông thoáng và dùng dần. Khi cần, hãy lấy một nắm lá kinh giới khô bỏ vào nồi nước đun sôi rồi lấy nước đó pha loãng và tắm là được.
Loại thứ 6: Lá cây kim ngân
Theo Đông Y, lá cây kim ngân có vị đắng, tính hàn, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn... Nhờ vậy, loại lá này có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, cùng các loại nấm ngoài da.
Hơn nữa, trước nay lá kim ngân nổi tiếng có tác dụng chữa mẩn ngứa ngoài da rất tốt.
Kim ngân hoa dạng tươi 40gr, quả ké đã sao bỏ gai 30gr. Cho 2 vị thuốc này vào nồi, thêm 3 lít nước rồi đun sôi 10 phút. Khi nước còn hơi ấm thì đem tắm 2 lần, rửa chỗ mẩn ngứa.
Loại thứ 7: Lá bồ công anh
Đông Y cho biết, bồ công anh có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải đ ộ c, làm mát gan. Loại cây này được sử dụng nhiều để điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.
Lấy 40-50 gram lá bồ công anh tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Sau đó lọc lấy phần nước lá và pha thêm nước lạnh để tắm.
Lá bồ công anh trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Ảnh minh họa/Nguồn: Eva
Loại thứ 8: Lá trầu không
Loại lá này lành tính, có nhiều chất khử khuẩn, chống ngứa, giúp da khỏe mạnh hơn.
Cách dùng: Llấy một nắm lá trầu không, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó bỏ vào nồi và đổ ngập nước, đun sôi kỹ.
Tiếp theo, đem nước lá trầu không pha loãng với nước lạnh để tắm. Sử dụng nước lá trầu không tắm 3-4 lần/tuần.
Loại thứ 9: Lá sài đất
Theo Đông Y, sài đất có tính mát, giúp làm mát da, trị rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng hiệu quả.
Lá sài đất có thể dùng để điều trị viêm ngoài da. Khi bị rôm sảy, mẩn ngứa, bạn có thể tắm nước lá sài đất để giảm bớt sực khó chịu.
Lấy 200gr lá sài đất tươi hoặc 100gr lá khô, rửa sạch và vò nát. Sau đó cho lá sài đất vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 5 phút.
Cuối cùng lọc lấy phần nước và pha loãng với nước lạnh để tắm. Áp dụng cách này khoảng 3 lần/tuần.
Trên đây là các loại lá tắm đã được báo chí chia sẻ, mọi người tham khảo để sử dụng khi bị mẩn ngứa, rôm sảy trong mùa hè nha.
Nguồn: Tổng hợp