Cơ thể có sạch là cơ thể khỏe nhà mọi người. Chẳng hiểu sao trời nóng bức thế này mà lão chồng em tắm táp rất qua loa, vừa thấy vào phòng vệ sinh chưa đầy 3 phút đã xong rồi. Nhiều lần em bảo: "Anh tắm kiểu gì mà nhanh thế" thì ổng kêu sạch rồi, đủ rồi, haiz. Trong khi mỗi lần em tắm phải 15 - 20 phút, kì cọ rõ lâu rồi mà vẫn không an tâm lắm, vẫn muốn sạch nữa. 

Thế nhưng hôm nay đọc được bài báo này, em nhận ra rằng việc tắm nhanh hay tắm lâu không quan trọng bằng tắm đúng chỗ các mẹ ạ. Trên cơ thể có những bộ phận cần được kỳ cọ kĩ, càng sạch càng tốt vì nó liên quan tới sức khỏe của mình đấy. 

Mọi người cùng xem với em để thay đổi ngay từ hôm nay nhé!

hình ảnh

Ảnh: Internet

1. Da đầu

Da đầu là nơi tiết mồ hôi rất mạnh, đàn ông có thể gội đầu mỗi ngày nhưng phụ nữ thì do tóc dài nên cách 1 - 2 ngày mới gội được. Tuy nhiên, vi khuẩn lại rất thích làm tổ trên phần da chết ở đầu, do đó, nếu không gội mỗi ngày, gội sạch thì dễ mắc các bệnh về da, về tóc. Tốt nhất, mỗi khi gội đầu mọi người nên massage nhẹ nhàng, thật kĩ để loại bỏ hết da chết. Cách này cũng giúp cải thiện lưu thông máu lên não đấy.

2. Nách

Vùng nách dưới cách tay thường không được chà sát kĩ mà chỉ làm sạch qua loa. Đây là nơi đổ nhiều mồ hôi nên nhiều vi khuẩn trú ngụ gây hại. Hơn nữa, đây là vị trí có thể điều trị được đau thắt lưng, phòng ngừa bệnh tim, cải thiện tuần hoàn máu, tăng hệ miễn dịch... Do đó, khi tắm cần đặc biệt chú ý vệ sinh kĩ càng vị trí này.

3. Sau tai

Một trong những vị trí cần làm sạch khi tắm là sau tai. Bởi khu vực này có nhiều tuyến bã nhờn và mồ hôi nên vi khuẩn dễ sinh sôi, nhất là khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn gây viêm não. 

4. Rốn

Rốn là khu vực ẩm, nhiều góc nên chứa nhiều vi khuẩn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Việc tắm sạch rốn sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng đau bụng kinh "ngày đèn đỏ". Lưu ý, không nên ngoáy quá mạnh vào rốn kẻo gây tổn thương.

hình ảnh

Ảnh: Internet

5. Lưng

Vì là phần lưng nên ít người có thể kì cọ sạch được, khó mà với tay tới được hoặc nghĩ rằng có nước dội qua rồi nên không cần chà kỹ. Thực tế, lưng chứa nhiều tế bào chết, bụi bẩn, lâu ngày có thể bị nhiễm trùng da, mọc mụn lưng. Thế nên, hãy dùng các dụng cụ để chà lưng cho sạch ít nhất 4 lần/tuần nhé.

6. Phần dưới móng tay

Khi tắm đừng quên cọ rửa móng tay vì hầu như vi khuẩn đều bám ở đây, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta cầm thức ăn đưa lên miệng. Hãy làm sạch móng tay khi tắm bằng tăm bông và xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời, cắt móng tay thường xuyên để bụi bẩn không bám dính lại.

7. Bàn chân

Lòng bàn chân liên quan tới thận, ngón cái thì liên quan tới gan, mu ngón trỏ ảnh hưởng tới dạ dày.... Theo các chuyên gia, hầu hết các nội tạng đều liên thông tới bàn chân nên khi tắm phải kì cọ cho sạch thì mới ngăn được bệnh tật. Thêm nữa, chà kĩ ngón chân sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chức năng các cơ quan trong cơ thể.

8. "Vùng nhạy cảm"

V.ùng k.ín sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh phụ khoa/ nam khoa. Nên rửa sạch "chỗ đó" khi tắm bằng nước sạch, chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh 2 - 3 lần/tuần để tránh làm mất cân bằng độ pH nhé

Nguồn: Tổng hợp