Trưa qua là thứ 7 nhà mình kéo nhau sang nhà bà chị gái ăn lẩu vì sinh nhật thằng cu lớn nhà chị ấy. Ăn xong bữa thấy chị lấy trong tủ lạnh ra cho mỗi người 1 hũ sữa chua, mình bảo đang no quá nên không thể nhét thêm gì vào bụng lúc này. Tuy nhiên chị khuyên rửa bát xong rồi vào ăn cũng được, nhưng ăn lẩu xong nên ăn sữa chua vì rất tốt cho tiêu hóa.
Tối về đang xem phim thì mình chợt nhớ ra vụ sữa chua buổi chiều, nên tò mò vào mạng tìm hiểu thì chao ôi, bao nhiêu bí quyết hay của Đông y là dùng thực phẩm để loại bỏ độc tố của thực phẩm như cách bà chị gái mình đang làm, mà lâu nay mình không hề biết. Mẹ nào "hậu đậu" giống mình thì vào tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây nha!
Ảnh minh họa/Nguồn: internet
Bí quyết dùng thực phẩm để loại bỏ độc tố của thực phẩm theo Đông y như sau:
Ăn chuối sau khi ăn đồ nướng
Thường xuyên ăn đồ nướng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì chúng sản xuất ra nhiều chất gây ung thư benzopyrene trong quá trình nướng.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, chuối có thể ức chế yếu tố gây ung thư của benzopyrene đến một mức độ nhất định nào đó, vì thế chúng giúp bảo vệ đường tiêu hóa một cách hiệu quả hơn so với khi không ăn.
Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu
Bản chất của món lẩu tlà cay nóng nên sẽ kích thích ruột và dạ dày, dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì thế nếu ăn sữa chua sau khi ăn lẩu sẽ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, phòng chống tiêu chảy, đau bụng.
Ăn trái cây sau khi ăn mì tôm
Việc ăn trái cây như táo, cam, quýt, dâu tây... sau khi ăn mì tôm (mì gói) sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và nước. Ngoài ra, đây cũng là cách hạn chế tình trạng nóng trong người, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm cho mì mềm hơn mới có thể di chuyển thuận lợi trong đường tiêu hóa, giúp đường ruột hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nên ăn trái cây sau khi ăn mì khoảng 30- 45 phút.
Mặc dù vậy, mì tôm là món ăn không được khuyến khích trong bất kỳ trường hợp nào, bởi nó có rất ít chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa/Nguồn: internet
Uống trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sau các bữa ăn
Nếu hệ tiêu hóa của bạn không tốt, sau khi ăn nên uống trà lúa mạch hoặc nước từ vỏ cam sẽ giúp cho bạn cảm thấy "nhẹ" bụng hơn. Điều này là do hàm lượng allanton (chất có khả năng tái tạo và phát triển tế bào hữu cơ) trong lúa mạch cũng như lượng dầu trong vỏ cam giúp thúc đẩy sự co thắt của dạ dày, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Uống nước gừng sau khi ăn cua
Theo quan niệm của Đông y, vì thế những người mắc phong hàn, viêm ruột mãn tính sau khi ăn cua dễ bị đau bụng, đi ngoài, hoặc buồn nôn. Trong trường hợp này hãy uống một cốc nước ấm với gừng tươi pha đường sẽ làm cho dạ dày ấm áp, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau bụng. Ttuy nhiên với người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng loại nước này.
Uống nước ép cần tây sau khi ăn món xào nhiều dầu mỡ
Sau khi ăn nhiều món ăn nhiều dầu mỡ như món xào, bạn nên uống 1 cốc nước ép cần tây bởi lợi nước này có lượng đường thấp vừa đủ và lượng cellulose cao sẽ giúp "đẩy" chất béo ra ngoài một cách hiệu quả hơn.
Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính nên ăn quả hồng sau mỗi bữa ăn
Quả hồng có tác dụng thanh nhiệt và nhuận phổi rất tốt. Vì vậy loại trái cây này rất có hiệu quả trong việc dưỡng âm thanh khô, là một loại quả lý tưởng cho người bị ho hen và mắc các bệnh về đường hô hấp.
Tuy nhiên không nên ăn hồng khi bụng đang đói, bởi chất axit tannic có trong quả hồng dễ dàng gây hình thành khối u trong dạ dày.
Nguồn: Tổng hợp