Chỗ mình làm có một chị cùng team phải nói là ‘trùm’ đeo tai nghe luôn ấy mọi người ạ. Người chị ấy đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi, khi làm việc đeo tới khi ra ngoài ăn cùng team cũng đeo tai nghe nữa. Mấy lần mình với một chị nữa cứ nhắc bảo chị H ơi đeo tai nghe ít thôi không điếc đấy. Mà chị ý chẳng chịu nghe lời tụi mình gì cả. Dỗi hết sức luôn ấy.
Thề luôn là mình thấy chị ý đeo tai nghe hoài vậy mình cũng thấy lo lắng cho đôi tai xinh xẻo của chị ý nữa ấy. Vì mình đã đọc được rất nhiều bài cảnh báo về việc đeo tai nghe rồi phải lãnh hậu quả rồi. Vậy mà chẳng biết làm sao người chị ấy chẳng sợ gì cả chứ.
Sáng nay đang ngồi nói chuyện thì mình lướt thấy bài báo nói về những tác hại của việc đeo tai nghe nhiều quá. Thế là mình đã cho người chị ấy đọc toàn bộ bài luôn. Đọc xong người chị ấy mới thốt lên ‘hại thế cơ à’. Chắc từ trước tới giờ chị ý tưởng mình nói đùa về tác hại của nó hay sao không biết. Các mẹ ai mà cũng đang có thói quen suốt ngày ‘kè kè’ chiếc tai nghe thì bỏ đi nha, đừng như người chị đồng nghiệp của mình, hại lắm.
Tai nghe là nơi lây nhiễm vi khuẩn đáng sợ, ảnh internet
Đau nhức đầu kéo dài, càng ngày càng nghiêm trọng
Việc đeo tai nghe thường xuyên vô tình gây áp lực cho vùng đầu và gây nên những cơn đau đầu. Bình thường, cơn đau đầu này chỉ là thoáng qua rồi hết. Thế nhưng nếu bạn bị chứng đau nửa đầu thì cơn đau đầu sẽ rất nghiêm trọng.
Suy giảm thính lực
Khi đeo tai nghe thường xuyên trong thời gian dài tế bào thần kinh trong ốc tai sẽ phải làm việc liên tục. Từ đó gây ra hiện tượng suy giảm thính lực, thậm chí là bạn có thể bị điếc.
Suy giảm thính lực thường xảy ra ở những người hay phải tiếp xúc với âm thanh có cường độ từ 85 – 90db và liên tục trên 2 giờ đồng hồ, kéo dài suốt 1 – 2 năm. Trong khi đó, các máy nghe nhạc, điện thoại ngày nay có thể mở công suất cực đại lên tới 120db. Con số này hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu tới các tế bào thần kinh ở trong tai. Đáng lo hơn là bệnh nhân sẽ không bị suy giảm thính lực ngay khi sử dụng tai nghe nên bạn không thể nhận ra. Nó là quá trình suy yếu từ từ, nên sau 1 – 2 năm bạn nhận thấy khả năng nghe của mình có vấn đề thì đã muộn rồi.
Ráy tai đóng cặn và bám đầy vi khuẩn
Không chỉ ảnh hưởng thính lực mà việc thường xuyên đeo tai nghe trong thời gian dài sẽ bịt đường thoát của ráy tai một cách tự nhiên. Do đó, ráy tai sẽ bị tắc lại, thậm chí là còn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Các nhà khoa học cũng ví rằng: sử dụng tai nghe chẳng khác gì việc dùng tăm bông để vệ sinh tai. Quá trình thao tác sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chóng mặt
Việc thường xuyên sử dụng tai nghe cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt, bị ảo giác, buồn nôn. Hiện tượng này thường gặp khi bạn nghe nhạc với âm lượng lớn. Lý do là vì chúng ta đưa vật nhỏ vào tai, chúng sẽ kích thích đến dây thần kinh bên trong và tạo áp lực cho tai. Còn âm thanh lớn thì sẽ tác động mạnh vào màng nhĩ. Mà dây thần kinh tai thì lại có mối liên hệ chặt chẽ với dây thần kinh não bộ. Từ đó dẫn tới cảm giác buồn nôn, đau đớn, bị ảo giác…
Bị ù tai, đau tai
Đeo tai nghe trong thời gian dài bạn sẽ bắt gặp cảm giác bị ù tai. Có thể là ù một bên hoặc là ù cả hai bên tai. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác lách cách, vo ve, rít hoặc ‘gầm rú’ trong tai. Điều này có thể xảy ra ở cả trong môi trường rất yên tĩnh và bạn đang trong tư thế nghỉ ngơi.
Đáng nói là khi bị ù tai do đeo tai nghe, bạn chẳng có cách nào để trị cả. Vì thế, bạn chỉ có thể chịu đựng tới khi nó hết. Do đó, nếu buộc phải sử dụng tai nghe, bạn hãy giảm thời gian sử dụng đồng thời giảm âm lượng của tai nghe.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mọc mụn xấu xí
Nghe thì có vẻ hơi vô lý nhưng thực sự việc đeo tai nghe thường xuyên hoàn toàn có thể gây nên hiện tượng mọc mụn. Lý do là vì khi bạn dùng những tai nghe to bản được ốp lên tai trong thời gian dài sẽ khiến da bị bí bách, tiết mồ hôi. Nếu không vệ sinh đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các loại mụn.
Nguồn: Tổng hợp