Cơ thể chúng ta luôn hoạt động có giờ giấc cụ thể ý các mẹ. Thế nên là mình nghĩ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng sẽ có khung giờ để làm sạch cơ thể và hoạt động hiệu quả. Nếu chúng ta biết cách tận dụng những khung giờ này thì việc thải độc sẽ tiến hành trơn tru. Nhờ đó cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn đó.
Khung giờ thải độc của cơ thể. Ảnh; Internet
5 – 7h sáng: Ruột già thải độc
Ruột già nếu không được thải hết độc tố và phục hồi những tổn thương thì sẽ bị tích độc. Khi đó, bạn sẽ bị nổi mụn nhọt và làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Vì vậy, trong khoảng thời gian từ 5 – 7h sáng là lúc ruột già thải độc mạnh mẽ nhất bạn nên đi đại tiện. Bởi việc đại tiện càng để lâu thì càng tích độc.
7 – 9h sáng: Dạ dày hấp thụ dinh dưỡng, nên ăn sáng
Từ 7h – 9h sáng là lúc dạ dày bắt đầu hoạt động lưu trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Vì thế, từ 7h bạn nên ăn sáng để cải thiện quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, bạn không nên ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ mà hãy ăn những thứ có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày như đậu phộng, cà rốt, táo, trà đen, mật ong… Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng tư thế quỳ vào buổi sáng để tập thở bụng. Việc này góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong dạ dày. Nhờ đó giúp hoạt động tiêu hóa, trao đổi chất diễn ra suôn sẻ hơn.
Lưu ý: Nếu đã quá 9h mà bạn chưa ăn sáng thì nên chờ tới trưa ăn bữa trưa luôn. Bởi, việc ăn sáng quá giờ còn hại hơn cả không ăn.
11h – 13h: Tim thải độc
Tim đóng vai trò rất quan trọng, là bộ phận cốt lõi của cơ thể. Vì thế, từ 11h – 13h bạn nên bổ sung thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng lá lách và trái tim. Sau khi ăn xong, bạn cũng nên chợp mắt một lúc và đừng có vận động mạnh. Bởi, đây là lúc tốc độ đập của tim tăng lên để đào thải hết độc tố ra bên ngoài. Vì thế, nếu vận động thì sẽ rất hại cho tim.
13 – 17h: Ruột non và bàng quang bắt đầu thải độc
Ruột non đóng vai trò phân chia chất thải lỏng tới bàng quang, chất thải rắn tới ruột già để đưa ra ngoài cơ thể. Đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng tinh túy cho lá lách. Vì thế, nếu cơ thể bị thiếu nước thì khả năng hoạt động của ruột non bị suy giảm khiến quá trình phân loại chất thải bị ảnh hưởng. Lúc này, chất thải của cơ thể không được vận chuyển ra ngoài nhanh chóng khiến nó đọng lại trong cơ thể và gây bệnh. Vì thế, trong khoảng thời gian này, bạn nên uống thật nhiều nước.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
17 – 19h: Thận bắt đầu thải độc
Thận là cơ quan đào thải độc tố vì thế nếu cơ quan này không sạch thì có thể gây phù cơ mặt hoặc làm gia tăng sự mệt mỏi. Vì thế, từ 17 –n19h bạn nên tập thể dục để làm tăng tốc độc thải độc thận. Chạy bộ, đi bộ nhanh là gợi ý không tồi. Ngoài ra, bạn nên ăn canh mộc nhĩ đen hoặc tảo bẹ, rong biển cho bữa tối để làm tăng tốc độ thải độc thận.
19 – 21h: Thời gian thải độc ngoài màng tim
Trong khoảng thời gian này, khả năng lưu thông máu nhanh hơn để thải hết độc tố trong quá trình hoạt động. Những chất thải này có thể gây khó ngủ, tứ ngựa, ngứa ngáy… Vì thế, từ 19 – 21h, ngoài màng tim bắt đầu thải độc. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách vỗ màng ngoài tim, vỗ ở vùng vai và khủy tay và xoa bóp ngón giữa.
21 – 23h: Hệ miên dịch thải độc
Hệ miễn dịch đóng vai trò là tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Thời điểm này, nó bắt đầu trao đổi chất và điều phối năng lượng cho các cơ quan khác. Vì vậy, việc chúng ta nên làm để giúp quá trình thải độc này diễn ra tốt hơn là đi ngủ.
23h đêm – 1h sáng: Mật thải độc
Lúc này, bạn nên rơi vào trạng thái ngủ say để mật tiến hành đào thải độ tố. Từ đó có thể phòng bệnh thận, sỏi mật hiệu quả.
1 – 3h sáng: Gan thải độc:
Lúc này bạn cần chìm sâu vào giấc ngủ để gan tiến hành đào thải hết chất độc hại trong cơ thể ra ngoài. Nhờ đó lá gan bạn khỏe mạnh, phòng bệnh gan hiệu quả.
3 – 5h sáng: Phổi thải độc
Thời gian này phổi bắt đầu đẩy hết các chất độc mà chúng ta đã hít vào trong suốt 1 ngày dài. Đó là lý do vì sao khoảng hời gian này chúng ta hay bị ho.
Nguồn: Tổng hợp