Chia sẻ một chút kinh nghiệm


Tôi thấy rất nhiều học sinh muốn thi vào trường HN ams cấp 2. Tôi sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình cho các cháu về kì thi này. Hi vọng có thể giúp cho các cháu thi tốt hơn.Vì chuyên môn của tôi là môn toán nên tôi sẽ chỉ chia sẻ về môn toán thôi. Còn môn Văn, ai có kinh nghiệm hay có thể chia sẻ cho các cháu.


Nhận xét tổng quan về cuội thi: (Môn toán)


Đây là một cuộc thi khá khó đối với các học sinh lớp 5. Tại sao tôi lại đánh giá là khó? Lý do đơn giản là vì các bài toán đều ở mức nâng cao. Các học sinh phải giải các bài toán một cách nhanh nhất có thể. Cách đây vài năm đề thi gồm 15 câu và thời gian làm bài là 30 phút. Nếu là một học sinh lớp 5 làm perfect 15/15 câu là khá khó. Hàng năm trường Ams lấy tầm khoảng 180 học sinh. Tôi cứ làm tròn thành 200 học sinh. Trong đó số học sinh tham gia luyện thi vào Ams trên khăp HN tôi nghĩ là nhiều hơn 2000. Như vậy tỉ lệ đỗ cũng không phải là cao.


Mấy năm gần đây đề thi chuyển dạng: 10 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Thời gian làm bài là 45phút. Cá nhân tôi thì tôi thích đề thi kiểu này hơn vì nó đánh giá được them cả khả năng tư duy logic của các em.


+)Với các bài toán chỉ yêu cầu ghi đáp số:


Do đặc thù yêu cầu của bài toán là chỉ cần có đáp số đúng, Nên việc các thủ thuật (technic) là rất quan trọng. Có rất nhiều bài, nếu có các cháu hoàn toàn có thể xử lý rất nhanh bằng việc sử dụng các thủ thuật tính toán. Thậm chí với những đề bài của các năm trước khi đề bài là gồm 15 câu chỉ cần ghi đáp số việc hoàn thành đề thi trong 15 phút là hoàn toàn có thể.


+)Với các bài toán tự luận:


Với dạng bài này thì không áp dụng được các thủ thuật tính nhanh đươợ. Nó đòi hỏi các học sinh phải thể hiện khả năng tư duy logic và xửlý, trình bày các bài toán. Với các loại bài này, các học sinh cần chú ý bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức về các dạng toán nâng cao, việc trình bày cũng rất quan trọng. Mỗi bài 2,5 điểm, và các cháu không nên để đánh mất điểm một cách đáng tiếc. Hãy rèn luyện việc trình bày với một tư tưởng đã làm được thì phải lấy được điểm tối đa bài đó.


Dưới đây là một số các chuyên đề,dạng toán thường xuất hiện trong đề thi:


1)Chuyên đề các bài toán về dãy số


- Tính tổng có quy luật


-Tìm số hạng thứ n của dãy


-Các bài tập vận dụng(là các bài toán không yêu cầu tính tổng, nhưng để giải được thì ta phải tính tổng của dãy số)


2)Chuyên đề các bài toán về cấu tạo số:


-Thông thường là yêu cầu tìm một số có 2 hoặc 3 chữ số.


-Thay đổi số ban đầu thành số mới và số mới có quan hệ nào đó với số ban đầu.


Tuỳ vào đề bài mà lựa chọn các phương pháp thích hợp. Ví dụ: sủ dụng tính chia hết,….



3)Chuyên đề các bài toán tính toán


- Tính toán thông thường(loại này chỉ yêu cầu chính xác, không cần mẹo tính nhanh gì)


- Tính toán nhanh(loại này thì các cháu cần phải chịu khó quan sát để phát hiện ra cách tính nhanh, nó cũng xoay quanh 1 vài dạng cơ bản)


4)Chuyên đề các bài toán giải bằng phương trình và hệ phương trình (Với học sinh lớp 5 nghe cụm từ này thì hơi lạ. Nhưng nó cũng không khó để sử dụng và lại rất hiệu quả trong các bài toán thi vào Ams 2)


Các bài toán liên quan đến làm việc: chuyển động, công việc, vòi nước


Các bài toán ở dạng số học


5)Chuyên đề các bài toán đếm số: học lên cao hơn thì nó gọi là dạng toán tổ hợp, nhưng ở kì thi này các cháu chỉ cần nắm những kĩ năng đếm cơ bản.


Ví dụ: “từ 1,2,4,5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số. “


6) Chuyên đề các bài toán tìm x


Loại này thường không quá khó. Nhưng có thể lồng dạng toán ở chuyên đề 1.


7)Chuyên đề các bài toán hình học


(Loại này mà thi kiểu điền đáp án thì sướng nhất. Vì có thể sử dụng thủ thuật để tìm đáp số khá dễ dàng mà không cần giải. Tất nhiên là không phải bài nào cũng dùng thủ thuật được)


Thưòng có 3 loại chính


a)Diện tích(chủ yếu là tam giác)


b)Tính độ dài.


c)Đếm các yếu tố hình học(ví dụ: đoạn thẳng, tam giác,…). Loại này thì yêu cầu các cháu nắm chăc các kĩ thuật đếm. Vì nếu không sẽ rất vất vả để tìm ra đáp số.


Ngoài ra nếu muốn làm bài tốt các học sinh cần phải rèn luyện các kĩ năng bổ trợ ví dụ:


1)Kĩ năng xử lý 1 bài toán,( Có rất nhiều kĩ năng cần rèn luyện. Ở đây tôi chỉ xin lấy một ví dụ


Ví dụ: các kĩ thuật tóm tắt đề: các cháu cần phải biết các cách tóm tắt cơ bản vd: sử dụng sơ đồ đoạn thẳng, sơ đồ ven, graph,vẽ hình….khi nào thì sử dụng loại nào?...)


2)Tính nhẩm nhanh. (Không phải lúc nào cũng tính nhẩm nhanh được nhưng trong một vài tình huống cụ thể ta sẽ có 1 số cách tính nhanh)


3)Sử dụng nháp hiệu quả.(Với các bài toán điền đáp số thì nháp lại chính là “bài làm”. Nếu làm sai ở nháp thì kết quả chắc chắn sai. Vì thế viết gì vào nháp, viết không thừa, thiếu,… là rất quan trọng)


Chiến thuật làm bài(trategy) cũng có rất nhiều điều đáng bàn:


Trong đó điều dễ thấy nhất mà mọi người luôn được các thầy cô nhắc đó là “bài nào dễ các con làm trước”



Vì cũng không có nhiều thời gian nên tôi chỉ chia sẻ cho các cháu học sinh trước lúc thi một vài điểm quan trọng. Hi vọng các cháu thi tốt.