Các mẹ lưu ý khi dùng thuốc tiêu chảy trẻ em cho trẻ em nhé
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường xuyên hơn so với người lớn. Vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu chảy trẻ em để tránh những hệ lụy tiêu cực.
Cơ thể trẻ em rất nhạy cảm với các loại thuốc
Các nhà khoa học đã nhiều lần khuyến cáo cơ thể trẻ em hoàn toàn khác so với người lớn. Trẻ em không phải là bản sao thu nhỏ của người lớn. Các bộ phận, cơ quan của trẻ nhỏ vẫn trong quá trình hoàn thiện từng ngày, từng giờ cho đến khi đạt độ tuổi trưởng thành. Vì thế sự tác động, can thiệp của bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động, quá trình phát triển của cơ thể bé sau này.
Đa số các loại thuốc tiêu chảy trẻ em hiện nay đều dùng thông qua đường tiêu hóa. Trong khi đó niêm mạc dạ dày, ruột, nhu động ruột của trẻ em lại hoạt động rất thất thường. Từ đó dẫn đến tình trạng hấp thu thuốc kém và có sự sai lệch. Đặc biệt là các loại thuốc ngăn chặn tiêu chảy và những triệu chứng đi kèm khác: nôn, sốt,...
Dùng thuốc tiêu chảy đúng cáchSai lầm thường gặpThuốc trẻ em cũng như thuốc người lớn
Nhiều phụ huynh cho rằng thuốc chữa tiêu chảy người lớn cũng có thể áp dụng với trẻ em chỉ cần giảm liều lượng là được. Thế nhưng trên thực tế điều này lại rất nguy hiểm cho cơ thể non nớt của trẻ. Một số loại thuốc chữa tiêu chảy không khuyến khích cho trẻ nhỏ: Loperamit, Pepto-Bismol và Kaopectate. Bởi thành phần của chúng có chứa bismuth, magie, nhôm có thể tích tụ trong cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi. Lâu ngày dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến não, xương, thận của bé.
Dùng thuốc cầm tiêu chảy không đúng lúc
Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy: smectite intergrade, berberin, loperamid… ngay khi các triệu chứng chỉ mới bắt đầu xuất hiện là rất nguy hiểm. Bởi những loại thuốc này có tác dụng giảm sự hoạt động của nhu động ruột. Từ đó làm giảm số lần đi ngoài, thải độc, virus của cơ thể khiến bệnh kéo dài thậm chí nặng hơn. Phân độc tích tụ quá lâu trong ruột sinh khí gây đầy hơi, đau trướng bụng. Trường hợp nặng có thể gây tắc ruột, viêm ruột, tử vong.
Tự ý dùng thuốc kháng sinh
Nhiều người nghĩ rằng kháng sinh là thuốc chữa bách bệnh kể cả tiêu chảy. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải vậy. Tùy thuộc vào yếu tố gây tiêu chảy mà các loại thuốc được dùng cũng khác nhau. Tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng dùng thuốc khác với tiêu chảy do virus. Ngoài ra các nguyên nhân bên ngoài khác: dị ứng, ngộ độc thực phẩm… cũng có cách điều trị riêng. Nếu dùng thuốc chữa tiêu chảy vi khuẩn để chữa tiêu chảy virus thì sẽ không có hiệu quả. Thậm chí nhiều trường hợp tác dụng ngược làm phát sinh thêm nhiều bệnh khác. Đặc biệt bệnh tiêu chảy trẻ em chủ yếu do dịch virus gây ra. Vì thế việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết. Cha mẹ không nên tự ý mua kháng sinh cho con mà chưa thông qua chỉ định bác sĩ.
Những điều nên làm
Bù nước
Bất kể nguyên nhân tiêu chảy là gì thì điều đầu tiên cần làm phải là bù nước cho bé chứ không phải tìm mua thuốc chống tiêu chảy hay thuốc đặc trị. Mất nước là biến chứng hay gặp của tiêu chảy và là lý do chủ yếu làm trẻ tử vong. Do vậy việc bù nước, điện giải phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng dung dịch oresol để bổ sung lượng nước và muối bị mất. Tuy nhiên cách pha chế, nồng độ cần tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định trên bao bì.
Đưa trẻ đi khám
Nếu nhận thấy trẻ ngày càng yếu, lả đi, sốt cao trên 39 độ trong 24 giờ, phân có màu đen hoặc dính máu cần lập tức đưa đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nhất là những bệnh viện có chuyên khoa nhi uy tín, chất lượng.