Trồng đến khi cây lớn, xanh đẹp nhưng lại toàn hoa đực. Dưa chuột là cây có hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cây. Tỉ lệ giữa 2 hoa này phụ thuộc vào chất lượng giống, chất lượng hạt, và điều kiện trồng.
Chất lượng hạt giông: nếu gieo hạt tươi (hạt vừa thu hoạch), hạt không làm nóng trước khi gieo là hay bị cho ra toàn hoa đực. Vì thế những người làm giống họ hay khuyên, lấy hạt dưa chuột đã thu hoạch được 24 năm, trước khi gieo nên phơi hạt dưới ánh mặt trời 50-60 độ C khoảng 2 tiếng. Hạt giống như thế sẽ cho năng suất cao hơn và nhiều hoa cái hơn. Khi thấy nhiều hoa đực, các bạn nên bấm ngọn chính của cây, kích thích phát triển cành bên, mà ở cành bên thường nhiều hoa cái hơn là hoa đực.
Biện pháp siết nước: dưa chuột cần nước lúc tăng trưởng lá và thân. Nhưng lúc cây ra hoa nên hạn chế tưới. Nếu trời nóng quá, cho phép tưới 2 lần vào sáng và chiều, tưới ít một. Khi hạn chế tưới, cây yếu đi 1 chút, lượng tinh bột đi từ lá bị hạn chế, giảm quang hợp, quá trình phát triển sinh dưỡng giảm, cây bị kích thích chuyển sang phát triển sinh dục và cho ra nhiều hoa. Sau đấy lại tăng cường nước tưới để tạo quả tốt hơn. Nhưng phương pháp này cũng áp dụng hết sức cẩn thận, chỉ nên đói với những bác nông dân đã nhiều kinh nghêm và quen giống, vì khi siết nước, thứ nhất hoa hay bị rụng, thứ 2 – nếu độ ẩm không khí thấp, cây hút muối nhiều – lại cho ra toàn hoa đực. Vì thế cần chọn thời điểm siết nước hợp lý và kết hợp với độ ẩm không khí cao để kích thích cây ra hoa cái.
Về chế độ dinh dưỡng: cây dưa chuột rất ưa phân hữu cơ, có nguồn thông tin cho rằng,phân hữu cơ nhiều nito, sẽ làm cho cây xanh tốt quá mà cho ít hoa. Vì thế cần bón hợp lý phân hữu cơ kết hợp với supe photphat và kali sunfat vào lúc cây chuẩn bị ra hoa.
Cuối cùng tớ muốn nói là dưa chuột có 2 loại : thụ phấn bằng ong và tự thụ phấn. Các bạn nên hỏi kỹ thông tin từ người bán giống để chọn cho mình giống ổn định. Kể cả khi các bạn chọn loại tự thụ phấn, tưởng an toàn, nhưng loại tự thụ phấn, mà giống không tốt cũng bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết rất nhiều.