Các cấu kiện của phần mái rất nhiều và tương đối phức tạp. Nó rất quan trọng đối với nhà gỗ.

Các hình thức nhà cổ truyền, truyền thống Việt Nam

Theo truyền thống của người việt thì số gian của nhà được làm theo các số lẻ, cụ thể như sau:

  • Phương đình: Bao gồm 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
  • Nhà 3 gian truyền thống
  • Nhà 5 gian hay còn gọi 3 gian 2 trái
  • Nhà 7 gian hay còn gọi là 5 gian 2 trái
  • Nhà 9 gian hay còn gọi là 7 gian 2 trái

Các cấu kiện của phần mái

Hoành và xà thế hoành: Có tác dụng giống như xà và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì

  • Hoành: cũng là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì.
  • Xà thế hoành: Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế vị trí của hoành. Vị trí của xà thế hoành thường nằm trên đỉnh của cột cái, cột quân.

Hệ thống rui mè nhà gỗ: hệ rui mè nhà gỗ là những thanh xà gỗ với độ cứng, độ bền cao và khả năng chịu lực rất lớn. Trong đó, rui có chiều dài theo mái trước và mái sau. Còn mè là các thanh gỗ được đặt song với với các thanh hoành, đè lên các rui.

Ngói màn: Ngói màn được sử dụng trong mẫu nhà thờ họ thường là ngói màn chữ thọ với kích thước 150x190mm và được đặt trên các lớp rui, xen kẽ giữa các thanh rui để lộ phần chữ thọ. Và các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.

Ngói nhà cổ: Đối với nhà cổ có rất nhiều loại ngói trong đó để lợp mái sẽ có ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương.

  • Ngói mũi: Ngói mũi có khá nhiều loại là ngói mũi ta hoặc ngói mũi hài, ngói vẩy rồng và thường được sử dụng trong các công trình đền chùa, dân gian và chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc.
  • Ngói lưu ly: Ngói lưu ly thường được sử dụng để lợp ngói trong các đình chùa và chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất là các tỉnh miền nam.
  • Ngói âm dương: Cũng giống như ngói lưu ly và ngói âm dương này được phân phối chủ yếu vẫn là tại Bát Tràng. Các lợp chủ yếu vẫn là viên úp viên ngửa.

Cái nóc: Hay còn được gọi là thượng lương là phần đỡ bờ nóc và giao giữa 2 phần mái trước và mái sau. Cái nóc chạy dọc theo nhà và có kích thước khá to để đỡ được các phần giao giữa hai mái. Tại cái nóc sẽ được đục chạm trang trí và chủ yếu vẫn là ghi ngày tháng năm làm nhà.

Đấu vòi: Có vị trí nằm dưới cái nóc và trên con lợn (rường bụng lợn)

Dép thượng lương: Có tác dụng để kê hay chèn giữa vì và cái nóc, trong một vài trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng dép để kê cho khít.

Dép hoành: Tương tự như dép thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường…

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu kiện gỗ cho phần mái nhà gỗ. Hi vọng rằng nếu các bạn thấy nội dung còn thiếu hay cần bổ sung thêm kiến thức cấu kiện nhà gỗ này hãy để lại cho mình xin thông tin để mình cập nhật thêm cho bài viết nhé.