Các mẹ ơi, cháu nhà các mẹ có hay bị nôn, ói (trớ) thì đọc thông tin từ bác sĩ này nha
:)


Nôn và ói ở trẻ nhỏ


Nôn ói rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là triệu chứng của một bệnh cấp tính, đa số trường hợp tự giới hạn. Tuy nhiên qúy phụ huynh cần biết một số dấu hiệu để đưa trẻ đến khám.


Tại sao trẻ ói ?


Ói xảy ra khi có yếu tố kích thích trung tâm ói ở não, như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hay do thuốc, chuyển động. Nôn thường xảy ra trước ói.


Ói thường có lợi, vì giúp cợ thể loại bỏ chất có thể có hại khỏi cơ thể.


Nguyên nhân gây ói : Nguyên nhân gây ói tùy thuộc vào tuổi của trẻ.


Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi ( 12 tháng


Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng hệ tiêu hóa, thường do siêu vi. Ói thường xảy ra đột ngột và hết nhanh trong vòng 24 giờ. Bệnh thường kèm các triệu chứng khác như : nôn, tiêu chảy, sốt và đau bụng.


Nhiễm trùng hệ tiêu hóa có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn nhiễm trùng hoặc do trẻ ngậm các đồ vật bị nhiễm khuẩn. Bệnh lây lan nhanh, giữ vệ sinh, đặc biệt là rửa tay giúp phòng bệnh.


Một số bệnh khác gây nôn ói ở trẻ nhỏ như : trào ngược dạ dày- thực quản, bệnh loét, tắc ruột, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.


Chăm sóc trẻ nôn và ói tại nhà


Theo dõi dấu mất nước


Mất nước có thể xảy ra khi trẻ nôn và ói. Các dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm : môi khô nhẹ, khác nước. trẻ mất nước nhẹ không cần đến khám ngay nhưng cần theo dõi các dấu hiệu mất nước nặng hơn. Các dấu hiệu mất nước nặng hơn bao gồm: môi khô, khóc không có nước mắt, không tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng. Trẻ có các dấu hiệu này cần đến khám ngay.


Chế độ ăn : Cần tiếp tục cho trẻ ăn chế độ ăn dễ tiêu, tiếp tục cho bú mẹ nếu trẻ đang bú,


Bù nước : Dùng dung dịch Oresol, vì an toàn, rẻ, hiệu quả, dễ sử dụng.


Dung dịch Oresol không gây ói, nhưng giúp phòng ngừa và điều trị mất nước do các bệnh lý gây ói. Nếu trẻ không chịu uống hay ói ngay sau khi uống dung dịch oresol, quý phụ huynh cần theo dõi sát các triệu chứng mất nước nặng hơn.


Phòng ngừa lây lan : Trẻ ói thường do siêu vi, vi trùng dễ lây nhiễm nên cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho bản thân người chăm sóc, gia đình và bạn bè. Rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết ói 24 giờ.


Cho trẻ đến khám ngay, nếu có bất kì dấu hiệu nào sau đây :


Trẻ ói dịch mật (xanh) hoặc máu ( đỏ hoặc nâu)


Ói ở trẻ sơ sinh


Trẻ nhỏ ói kéo dài hơn 24 giờ


Trẻ không ăn hoặc uống được trong vài giờ


Trẻ có mất nước : môi khô, khóc không có nước mắt, không tiểu trong vòng 6 giờ.


Đau bụng nhiều.


Sốt > 38.4ºC hơn 3 ngày hoặc ngay khi trẻ sốt > 39ºC


Trẻ lừ đừ, ngủ gà.


Ths.Bs Nguyễn Diệu Vinh - Khoa Tiêu hóa


Nguồn: benhviennhi.org.vn