Tháng thứ 3 của trẻ sơ sinh là một mốc vô cùng quan trọng khi mà bé có sự thay đổi nhiều so với khi vừa chào đời.
Lúc này bé sẽ có một diện mạo gần như mới và đạt được nhiều kỹ năng thú vị, cơ thể cũng cứng cáp hơn. Ở giai đoạn này bé đã có thể cười, khóc ít hơn, phản ứng linh hoạt khi tiếp xúc với người lớn hoặc đồ vật xung quanh. Vậy sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi kỳ diệu như nào, các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cụ thể hơn.
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi và những chỉ số quan trọng mẹ cần nắm được
Khi được 3 tháng tuổi, trẻ đã tăng hơn 30 % trọng lượng cơ thể và tăng 20% chiều dài so với lúc mới sinh. Nếu quan sát kỹ, các mẹ có thể thấy sự phát triển của trẻ 2-3 tháng tuổi có nhiều thay đổi so với tháng đầu tiên. Trẻ sẽ tiếp tục phát triển về chiều dài và cân nặng với tốc độ ổn định hơn.
Mẹ cần nắm được những chỉ số chuẩn về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Theo tiêu chuẩn về sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, mức tăng trưởng trung bình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp, thì trẻ sẽ có chỉ số cơ thể như sau:
- Cân nặng
+ Bé trai: Cân nặng trung bình là 6,4 kg;
+ Bé gái: Cân nặng trung bình là 5,8 kg.
- Chiều cao
+ Bé trai: Chiều cao trung bình là 61,4 cm;
+ Bé gái: Chiều cao trung bình là 59,8 cm.
- Chu vi vòng đầu
+ Bé trai 3: Vòng đầu trung bình là 40,5 cm;
+ Bé gái 3: Vòng đầu trung bình là 39,5 cm.
- Chu vi vòng ngực
+ Thông thường, ở các bé dưới 6 tháng tuổi, chu vi vòng ngực sẽ nhỏ hơn 2cm so với chu vi vòng đầu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi: Những điều thú vị ít biết
Những kỹ năng vận động cho thấy sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Khi trẻ được 3 tháng tuổi, cơ thể tăng cả về trọng lượng và chiều dài. Với sự phát triển đó, trẻ bắt đầu có nhiều thay đổi kì diệu, cứng cáp và linh hoạt hơn. Qua đó mẹ có thể đánh giá sự phát triển của trẻ 3 4 tháng tuổi thông qua các kỹ năng dưới đây:
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thể hiện qua các kỹ năng vận động
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 đến 4 tháng tuổi còn thể hiện ở khả năng nghe và nhìn
- Bé đã biết cầm nắm: Ở giai đoạn này bàn tay của trẻ có thể xoè ra, nắm lại. Vì vậy bé có thể cầm nắm đồ chơi hoặc ngón tay người lớn rất chặt.
- Mút tay: Khi được 3 tháng tuổi, trẻ có thể đưa tay lên miệng và thích thú với hành động này. Đây là biểu hiện rất bình thường ở trẻ nên các mẹ không phải lo lắng khi con mút tay nha.
- Ngầng đầu nhiều hơn: Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, cơ thể bé cứng cáp hơn. Vì vậy bé có thể ngẩng đầu lên mà không cần sự hỗ trợ. Qua đó các mẹ có thể đánh giá sự phát triển tâm vận của trẻ. Nếu em bé phát triển bình thường thì khi đặt nằm sấp, con có thể tự ngẩng đầu lên.
- Ngồi khi có trợ giúp: Trẻ được 3 đến 4 tháng có thể bắt đầu tập ngồi và có sự trợ giúp của người lớn.
- Nhún chân khi ở tư thế đứng: Ở giai đoạn này các mẹ cũng có thể kiểm tra vận động của con khi hỗ trợ bé ở tư thế đứng. Chân bé bắt đầu có phản xạ nhún khi được đứng.
- Có thể nhận biết được mùi quen thuộc: Trẻ đã có khả năng nhận biết được mùi quen thuộc của người thường xuyên bế ẵm mình. Qua đó bé có thể mỉm cười hay mếu, hoặc phản ứng khi được người lớn ôm ấp, bế ẵm. Vì vậy, mẹ hãy tăng cường tương tác hơn với con yêu trong quá trình chăm sóc bé nha.
- Có thể lật: Các mẹ vẫn hay nói về trẻ “3 tháng biết lẫy”. Trên thực tế thì tuỳ vào sự phát triển của từng bé mà ở giai đoạn 3 đến 4 tháng con đã biết lẫy hay chưa. Có một số trẻ đã tự lật được, nhưng một số bé sẽ tập lẫy muộn hơn, xuất hiện ở tháng thứ 5 hoặc 6 trở đi.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 đến 4 tháng tuổi thể hiện qua thị thực và thính lực
Ngoài các kỹ năng trên thì trẻ sơ sinh 3 đến 4 tháng tuổi cũng phát triển mạnh mẽ ở não bộ, tai và mắt. Dưới đây là một số khả năng cơ bản của trẻ ở giai đoạn này:
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể ngủ 14 đến17 giờ mỗi ngày
- Tăng thị lực: Ở giai đoạn 1 đến 2 tháng thì em bé mới chỉ có thể theo dõi đồ vật bằng cách đảo mắt qua lại. Đến giai đoạn 3 tháng, trẻ có thể theo dõi đồ vật với một góc quay 180 độ. Bé đã có thể nhận biết các vật ở cách xa từ 20 đến 38 cm.
- Tăng khả năng nghe: Em bé của bạn dễ bị thu hút bởi những tiếng động, hoặc tiếng vỗ tay từ người lớn. Cũng thông qua đó trẻ bắt đầu bắt chước âm thanh để tạo ra tiếng “ê a ọ ẹ” rất đáng yêu.
Mỗi em bé đều phát triển với khả năng và tốc độ khác nhau. Các mẹ không nên quá căng thẳng nếu trẻ không đạt được trọn vẹn những chỉ số trung bình. Sự phát triển của trẻ 3-4 tháng tuổi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa. Trẻ có thể đạt được một số mốc sớm hơn dự định, và lại chậm hơn một chút ở một số mốc khác.
Những điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ 3 đến 4 tháng tuổi ăn gì?
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 3 đến 4 tháng tuổi. Vậy trẻ ở giai đoạn này cần bổ sung gì cũng là những câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ thắc mắc trong quá trình chăm sóc con.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ bú, thì sữa công thức có thể được sử dụng kết hợp hoặc thay thế sữa mẹ.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Khi được 3 đến 4 tháng, giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu ổn định hơn 2 tháng đầu. Trẻ ở độ tuổi này thường ngủ 14 đến17 giờ mỗi ngày. Hệ thần kinh của trẻ 3 đến 4 tháng tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện, dạ dày cũng phát triển hơn. Những thay đổi đó giúp trẻ có thể ngủ trong khoảng thời gian 6 hoặc 7 giờ mỗi lần mà không bị đói.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi rất quan trọng, các bố mẹ hãy nắm kỹ những chỉ số và các biểu hiện trên để đánh giá được con mình có phát triển bình thường hay không. Nếu con được 3 hoặc 4 tháng tuổi mà chưa có đầy đủ những phản xạ và các khả năng trên, các mẹ cần theo dõi thêm, hoặc đưa con đến trung tâm y tế thăm khám để có thể an tâm hơn nha.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh giúp mẹ bớt "đầu bù tóc rối"
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi tốt nhất đúng cách nhất
Tổng hợp những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm nhiều mẹ mắc