Mẹ nhàn tênh khi cho bé ăn dặm theo hướng dẫn của chuyên gia Việt tại Anh
Chuyên gia cho rằng để trẻ phát triển hành vi ăn uống tốt, cần cho bé ăn dặm những ngày đầu theo trình tự khung vị. Ông cũng hướng dẫn thực đơn ăn dặm 9 tuần đầu chuẩn cho bé.
Hôm qua, sang nhà chị hàng xóm chơi, em thấy chị đang hò hét để đút, ép cho con ăn. Em hỏi "Sao mà cực vậy?". Chị mới bảo: "Con chị biếng ăn lắm, mẹ cứ đút vào là con ngậm mãi không chịu nuốt, bởi vậy chị bực lắm, muốn con ăn lẹ lẹ còn đi làm công chuyện mà con thì cứ làm chị bực mình thôi. Nhiều lúc bực quá chị còn đánh con nữa. Vậy là con khóc, mẹ cũng khóc theo, chị stress lắm khi con cứ thế này, rồi nuôi hoài không chịu lớn. Mỗi lần về quê, nghe bà nội bé càm ràm, bảo “Chó gầy hổ mặt người nuôi” rồi “Có đứa con nuôi không xong”… thì chị thực sự căng thẳng".
Nghe chị hàng xóm nói mà em thương chị quá. Vợ chồng chị cũng lớn tuổi rồi mới có con đầu lòng, con thì còi cọc lắm, chị ngày nào cũng đánh vật với con để cho bé ăn mà đứa bé cứ nhè ra, có khi lại ngậm, chị vật vã khổ sở nên mắt thâm quầng, người gầy tóp lại. Chị bảo, chị khổ sở vì cho bé ăn dặm. Chị cũng tham khảo một số thực đơn mà lúc đầu con ăn thấy cũng có vẻ thích, nhưng vài hôm là chán, giờ thì bé chán hẳn, lười ăn vô cùng. Chị còn bảo, có khi nào bố bé đút ăn đầu tiên nên con lười ăn giống bố. Em thì không tin vào chuyện này đâu các mẹ ạ.
Em may mắn là 2 bé nhà em bé nào cũng háu ăn, sau sáu tháng đầu tiên bú mẹ là em cho con ăn dặm, bé ăn rất ngoan, lên ký ào ào, lại rất lanh lợi nữa. Em cũng tham khảo thực đơn cho con ăn và thay đổi các món thường xuyên cho bé không bị ngán. Trộm vía, mẹ nấu gì con cũng ăn ngon lành, vậy nên em nuôi con nhàn tênh à.
Em đọc các tài liệu hướng dẫn thì thấy bé biếng ăn là có nguyên do cả đấy các mẹ. Khởi đầubé ăn dặm, nếu hành vi ăn uống không tốt, bé sẽ bị biếng ăn. Cũng như con của chị hàng xóm nhà em, lúc đầu bé cũng bình thường, nhưng sau thì bé nhè thức ăn ra và biếng ăn cực kỳ.
Thấy chị hàng xóm bận rộn, căng thẳng quá, em lại có thời gian, lại cũng hay lướt mạng đọc báo, em có đọc được bài viết về ăn dặm theo phát triển khung vị. Vậy là vội vàng copy lại cho chị. Chị cảm ơn rối rít luôn các mẹ ạ. Cả tuần nay không nghe chị la mắng, đánh con nữa, nhìn mặt cũng có vẻ hồng hào hơn tí. Em cũng mừng cho chị mà chưa kịp nói thì hôm qua chị đi chợ về, mua cho em một bịch trái cây (chị biết em thích trái cây lắm). Chị cứ cảm ơn em rối rít vì nhờ bài viết em gởi mà giờ bé nhà chị đỡ biếng ăn nhiều rồi, chị còn cho bé tự bốc thức ăn luôn, tuy hơi mệt vì phải dọn rửa, nhưng vẫn đỡ hơn là phải gào théo căng thẳng khi con không chịu ăn.
Em viết ra đây cho các mẹ tham khảo về ăn dặm theo khung vị luôn nhé, mẹ nào có con nhỏ vừa bước vào tuổi ăn dặm hay mẹ nào con sắp ăn dặm thì chú ý nha. Còn có cả hướng dẫn cho bé ăn dặm của chuyên gia Việt tại Anh Quốc - Anh Nguyễn về thực đơn bé ăn dặm 9 tuần đầu tiên nữa đấy ạ.
Sự phát triển khung vị là gì?
Sự phát triển khung vị là khả năng làm quen với các vị mặn, ngọt, đắng... của thức ăn. Trong đó có chia cụ thể như sau: những vị không cần nỗ lực (ngọt/mặn), những vị cần nỗ lực (vị chua/đắng), vị tự phát triển (vị umami), theo phát triển nhận thức về cấu trúc thực phẩm và nhận thức về não bộ. Điều này hỗ trợ bé nhận biết mùi vị và cấu trúc của thực phẩm tốt hơn, giảm sự phản kháng và biếng ăn của trẻ giai đoạn sau này.
3 giai đoạn ăn dặm giúp bé phát triển kỹ năng
Giai đoạn 1: Giúp bé nhận ra các vị không cần nỗ lực (mặn/ngọt), các vị cần nỗ lực (chua/đắng) và vị tự phát triển.
Giai đoạn 2: Giúp trẻ vượt qua vị đắng và phát triển vị umami, đa dạng nguồn đạm.
Giai đoạn 3: Với những rèn luyện từ giai đoạn 1 và 2, trẻ sẽ bước vào giai đoạn 3 trong phối hợp đa dạng nguồn dinh dưỡng.
Ở giai đoạn 1 và 2 nếu bố mẹ không làm tốt thì trẻ có thể phản kháng vì trẻ hơi lúng túng về vị giác. Bé cũng cần phải được dạy cách khám phá thức ăn thông qua bốc và gặm thức ăn để hạn chế sự biếng ăn do cấu trúc không gian thức ăn trở nên không quen thuộc. Ở giai đoạn này, bố mẹ hãy để cho trẻ tự khám phá thức ăn.
Lợi ích khi trẻ trải qua 3 giai đoạn phát triển ăn dặm:
Trẻ ít bị biếng ăn do ít thay đổi về tâm lý khi ăn.
Trẻ dễ dàng chấp nhận đa dạng thức ăn do đã quen dần về cấu trúc và mùi vị.
Trẻ ít bị dị ứng thức ăn.
Trẻ tăng trưởng và phát triển đầy đủ về cân nặng và chiều cao theo độ tuổi.
Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm theo sự phát triển khung vị
Thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi trẻ có thể chấp nhận nguồn thực phẩm khác sữa về mùi vị, về cấu trúc, về khả năng nhận thức độc lập và khả năng vận động. Theo hướng dẫn, 6 tháng tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu phát triển những kỹ năng trên, cũng là thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm phù hợp nhất. (Ký hiệu sp = muỗng cà phê = 5ml).
Giai đoạn 1:
Gồm 4 tuần đầu tiên: Nhằm phát triển khả năng làm quen với những vị không cần nỗ lực (ngọt/mặn), những vị cần nỗ lực (vị chua/đắng), vị tự phát triển (vị umami).
Dưới đây là thực đơn gợi ý cho 1 bữa từng ngày ở tuần 1- tuần 4, 1 bữa/ngày (nên chọn bữa nào thuận lợi nhất cho cả hai mẹ con).
Tuần 1: Nhận biết phản ứng của trẻ, nhu cầu đói của trẻ mỗi ngày và nhận biết thời gian trẻ thích ăn.
Tuần 2: Giới thiệu nguồn đạm và chất sắt, bên cạnh giới thiệu vị đắng để hỗ trợ nhận biết khung vị cần nỗ lực.
Tuần 3: Giúp trẻ làm quen với vị đắng và vị ngọt từ rau củ.
Tuần 4: Giúp trẻ làm quen vị đắng và vị umami tự nhiên từ thực phẩm.
Giai đoạn 2
Gồm tuần thứ 5 đến tuần thứ 8: Nhằm giúp trẻ phát triển những vị cần nỗ lực và đa dạng nguồn chất đạm, hạn chế dị ứng và nâng cao chất lượng về đa dạng và dinh dưỡng cho hành vi ăn uống sau này của trẻ.
Tuần 5: Nhằm nỗ lực phát triển nhận biết vị đắng và vị ngọt trong kết hợp.
Tuần 6 đến tuần 8: Nhằm phát triển nhận biết vị umami, đa dạng nguồn đạm cùng với tăng dần vị đắng từ rau củ.
Tuần 6: Giới thiệu nguồn đạm + sắt.
Tuần 7: Giới thiệu đa dạng nguồn đạm từ thịt cá sông và thịt gà, phát triển nhận biết umami.
Tuần 8: Giới thiệu nguồn đạm từ thịt tôm và thịt bò, phát triển nhận biết umami và giới thiệu vị đắng.
Giai đoạn 3
Từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giúp trẻ phối hợp đa dạng vì giai đoạn này trẻ đã trải qua sự rèn luyện về vị giác cần nỗ lực và không cần nỗ lực, bên cạnh đó, trẻ phát triển vị umami và đa dạng nguồn đạm. Giai đoạn này sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng ăn uống của trẻ thông qua khám phá cấu trúc và mùi vị theo cách riêng của trẻ.
Từ tuần 9: Phát triển đa dạng thành phần phối hợp và giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức độc lập trong việc tự bốc ăn.
Từ tuần thứ 12 trở đi (tức khi bé đủ 10 tháng tuổi), mẹ có thể chuyển sang cơm nát và giới thiệu tương tự các nguồn dinh dưỡng khác như tuần 9 - 12. Mẹ có thể thêm 1 bữa phụ gồm sữa chua, phô mai, bánh tự làm… Một số nguồn tinh bột khác có thể thay thế cơm là mì, nui, bún và bánh mì sandwich.
Cái này là kiến thức em tham khảo được và chị hàng xóm nhà em đã áp dụng thành công. Các mẹ nào còn đang cực khổ vật lộn với bữa ăn hàng ngày của con, có thể xem tham khảo xem nha! Chúc các mẹ thành công!