Hướng dẫn cách thay bỉm/tã vải hiện đại cho bé từ A – Z
Với những ai lần đầu lên chức bố mẹ là một cảm giác thật tuyệt vời. Cảm giác rằng mình cần bảo vệ chở che cho đữa con nhỏ, xinh nhu thiên thần này. Thế nhưng có biết bao điều bạn cần phải trải qua. Ví như việc thay bỉm/tã vải hiện đại cho bé nhà bạn.
Sẽ chẳng khó khăn gì để thay tã cho trẻ. Nhưng điều này lại không hề dễ dàng với những ông bố bà mẹ trẻ, lại lần đầu có em bé. Bạn sẽ lúng túng thực sự khi buộc phải xử lý mớ bầy nhầy trong tiếng khóc quấy của con. HVf vaayj, minhf xin chia sẻ đến bạn cách vệ sinh và thay bỉm/tã vải hiện đại cho bé yêu.
Bước 1: Soạn sẵn vật dụng vệ sinh cho bé
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói. Vì thế, bé hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ trong các nhu cầu của mình. Tất nhiên, trẻ cũng biết ra tín hiệu để người lớn nhận biết. Chính vì lẽ đó, bố mẹ phải luôn trong “tư thế” sẵn sàng nhất.
Đối với chuyện đi tiêu, đi tiểu, bạn cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết ở một góc phòng để khi cần phải có để sử dụng ngay. Các đồ dùng đó bao gồm: miếng lót sơ sinh hoặc bỉm/tã vải hiện đại, khăn giấy khô, khăn ướt, khăn sạch, bông phấn, kem chống hăm và quần.
và tất nhiên không thể thiếu Tã vải
Bước 2: Tháo tã bẩn
Dỗ dành bé bằng những lời nói chuyện cưng nựng để gây sự chú ý của bé
– Trước tiên, phải đảm bảo tay mẹ đủ vệ sinh để tiếp xúc bé.
– Hãy bắt đầu dỗ dành bé bằng những lời nói chuyện cưng nựng để gây sự chú ý của bé.
– Đặt bé nằm trên một mặt phẳng và dùng một tay để giữ cho bé không ngọ nguậy. Nếu bé vẫn tiếp tục cựa quậy không yên, mẹ có thể dùng một món đồ chơi nào đó để dụ. Lúc này, mẹ có thể dễ dàng để tháo phần băng dính của bỉm/tã vải hiện đại ra. Đồng thời, nhấc mông trẻ hơi cao và rút miếng tã bẩn ra ngoài.
Bước 3: Vệ sinh cho bé
Dùng phần chưa bẩn của miếng bỉm/tã vải hiện đại để gạt bớt phân trên phần da của bé
Khi mông bé dính nhiều phân, mẹ có thể dùng phần chưa bẩn của miếng bỉm/tã vải hiện đại để gạt bớt phân trên phần da của bé. Sau đó, mẹ dùng khăn ướt lau sạch cho trẻ theo chiều từ trên xuống.
Đối với bé gái, mẹ nên cẩn thận hơn để tránh phân dây bẩn vào vùng kín của bé. Cũng không nên lau chùi quá kỹ bộ phận này nếu không thấy chất bẩn dính vào để tránh viêm nhiễm không đáng có.
Đối với bé trai, việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng lưu ý tránh lau nhiều ở đầu dương vật bé. Để tránh bé tè ngược lên mặt bạn, nên dùng một khăn nhỏ phủ lên trước khi lau rửa.
Sau khi đã lau sạch vết bẩn do phân và nước tiểu, mẹ dùng một khăn sạch khác lau khô lại một lần trước khi thoa phấn quanh vùng bẹn hoặc bôi kem chống hăm nếu cần.
Riêng với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, khi lau rửa vệ sinh phải hết sức tránh để phân hoặc nước tiểu dấy bẩn lên vùng rốn. Khi đã lau sạch sẽ nên dùng một miếng gạc vô trùng thấm chút nước cồn y tế lau quanh vùng tiếp giáp với rốn để đảm bảo vệ sinh.
Lưu ý: Nếu thoa phấn cho trẻ, mẹ nên tránh thoa vào bộ phận sinh dục vì vùng này rất nhạy cảm với các hóa chất. Không nên đổ phấn trực tiếp lên vùng da trẻ mà hãy chậm phấn đều vào lòng bàn tay mẹ trước khi thoa vào da bé. Mẹ cũng có thể dùng loại bông phấn để thay thế công đoạn này. Nếu dùng kem chống hăm, mẹ nên bôi một lớp mỏng và thoa đều trên bề mặt da. Đợi khi kem đủ thời gian thấm thấu qua da chừng 5 – 10 phút hãy tiếp tục mặc bỉm/tã vải hiện đại mới cho bé.
Bước 4: Mặc bỉm/tã vải mới cho bé
– Để cho bé khô thoáng chừng 2 – 3 phút, mẹ có thể mặc bỉm/tã vải hiện đại mới cho bé.
Đối với tã giấy thông thường
– Bạn xé phần băng dính và mở bung miếng tã ra. Tiếp đến, nhấc mông bé hơi cao để cho một phần tã xuống dưới và định hình khuôn tã khớp với mông bé. Sau cùng, bạn dán miếng băng dính và cố định tã vừa vặn trước khi mặc thêm quần ngoài để tránh cho trẻ bị côn trùng đốt. Bạn có thể cho hai ngón tay vào vùng lưng bụng của miếng tã để kiểm tra xem tã đã vừa với trẻ hay chưa.
– Với trẻ sơ sinh, phần tã không nên mang quá rốn. Tốt nhất nên gập lại một phần và mặc dưới rốn để đảm bảo cho phân và nước tiểu không dây bẩn ngược lên. Khi trẻ đã rụng rốn, bạn có thể mặc tã với đúng quy cách và kích thước.
Đối với bỉm/tã vải hiện đại
– Cách mặc tã, mẹ luồn miếng lót vào vỏ quần, đặt tã vào đúng vị trí mông bé, sau đó cố định tã bằng dãy cúc sao cho bé thoải mái nhất. Nhờ có dãy cúc bấm giúp chỉnh size này, mẹ cũng tiết kiệm trong khoản mua tã vải và bé nhà mình cũng thoải mái khi mặc.
– Thời gian thay tã phù hợp là 3-4 tiếng đối với tã vải ban ngày, 5-7 tiếng đối với tã vải ban đêm.
Bước 5: Xử lý tã bẩn
Ngày nay, để tiện lợi, hầu hết các mẹ đều dùng tã giấy một lần cho bé. Với tã này, mẹ có thể gói lại kỹ càng và đem bỏ vào thúng rác. Nếu mẹ sử dụng loại tã vải, nên gạt hết phân dơ vào một miếng báo cũ và gói cẩn thận trước khi cho vào thùng rác. Phần tã bẩn nên giặt sạch ngay bằng xà phòng và phơi phóng ở nơi có ánh sáng mặt trời.
Bước 6: Tận hưởng chút khoảnh khắc ngọt ngào
Các ông bố có thể nhăn nhó mỗi khi thay bỉm/tã vải hiện đại cho con nhưng không ai cảm thấy bực mình vì việc này. Dù rằng không ít ông bố nôn ọe, gớm ghiếc khi nhìn thấy mớ bầy nhầy con vừa thải ra. Nhưng trong số họ không ai lại bỏ chạy lấy thân.
Các ông bố có thể nhăn nhó hoặc bịt mũi mỗi khi vệ sinh và thay bỉm/tã vải hiện đại cho con. Song, không ai trong số họ cảm thấy bực mình và sinh ra cáu gắt vì việc này.
Bởi lẽ họ chờ đợi giây phút lại được cưng nựng, vỗ về, chơi đùa cùng con sau khi đã cất công thay tã, mặc đồ tinh tươm cho nó. Đó là khoảnh khắc mà họ tận hưởng được niềm vui của những người làm cha theo cách giản dị nhất. Và điều ấy thực sự rất đặc biệt.
Lưu ý khi thay tã cho trẻ:
Khi thay bỉm/tã, nên đặt trẻ nằm trên mặt phẳng ở phòng không có gió lùa với nhiệt độ từ 28 -29 độ C.
Trẻ đi tiêu tiểu rất nhiều lần trong ngày nên cần thay bỉm/tã ngay khi đã bẩn.
Thời gian thay bỉm/tã cố gắng nhanh nhất có thể để tránh trẻ cảm lạnh.