Hồi sinh nhóc đầu, sữa chưa về, bà chị lon ton đi lấy nước đút vô, vừa lúc bác sĩ tới bác hỏi cái gì đấy, chị bảo cho bé nhấp miếng nước, sữa mẹ chưa về. Mình lúc đó có biết miếng kinh nghiệm nào của nước với sữa, chăm em bé ra làm sao, "sữa về" là khái niệm gì :o. Bác nhẹ nhàng bảo sữa chưa về cũng cho bé tìm vú mẹ mà mút, tuyệt đối không cho miếng nước nào khi trẻ dưới 6 tháng tuổi nghen! :-S


Giờ nhiều thông tin ở khắp mọi nơi, các bạn gái trẻ sắp sinh và chuẩn bị làm mẹ cũng nên tìm hiểu trước để giắt lưng những kinh nghiệm này nhé.


Hệ lụy khi cho con dưới 6 tháng tuổi uống nước


Còi cọc, chậm tăng cân, dễ mắc bệnh là những hậu quả nghiêm trọng khi mẹ cho con dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước.


Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.


Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.


Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả


uống nước, trẻ sơ sinh


Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước (Ảnh minh họa)


1. Uống nhiều nước lọc khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân


Trong sữa mẹ có khoảng 88% nước, cung cấp đầy đủ các chất lỏng mà em bé cần. Do đó, trẻ bú sữa mẹ không cần phải bổ sung thêm nước. Ngay cả khi trời nóng và khô, bé cũng đã nhận đủ các chất lỏng cần thiết thông qua sữa mẹ.


Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa bột. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau con sẽ cảm thấy đầy bụng và không muốn uống thêm sữa nữa.


Với trẻ bú sữa công thức, có thể cho uống ngụm nhỏ tráng lưỡi sau ăn. Tuy nhiên khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa là lượng nước không nên quá 30ml nước một ngày. Việc mẹ cố tình pha loãng sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể.


2. Nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê


Theo các bác sĩ Nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ.


3. Dễ mắc bệnh


Bổ sung thêm nước có lên quan đến tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức, và thời gian nằm viện dài hơn cho trẻ sơ sinh


Nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.


Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nước lọc như một thức uống hằng ngày. Các mẹ cũng nên tránh cho con dùng sữa bột loãng hay dung dịch chưa chất điện phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có thể cho trẻ sơ sinh uống một chút nước để chữa táo bón hay trong thời tiết quá nóng, nhưng mỗi lần uống cũng chỉ nên cho con uống khoảng 28-56 gam.


Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Chuyên khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho hay: “Với trẻ 2 tháng tuổi thì nhu cầu của bé chủ yếu vẫn là sữa, không phải là nước lọc. Dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa, không cần uống nước lọc để tráng miệng và cũng không phải vì hại thận mà là không cần thiết”.


Theo bác sĩ Thạch, việc uống nước lọc sẽ khiến bé bị no và không chịu uống sữa sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ sữa.


Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh, “Với trẻ trên 6 tháng thì ngoài chuyện uống sữa, còn ăn dặm thêm cháo nên uống nước lọc là cần thiết. Có thể cho trẻ uống một vài thìa sau khi ăn. Khi trẻ đã dứt sữa dù là 6 tháng – 1 tuổi thì ngoài ăn dặm vẫn cần bổ sung nước lọc. Còn nếu trẻ 2-3 tuổi mà chưa dứt sữa thì nước lọc chỉ thêm và bổ sung thôi, vì nước vẫn được đưa vào cơ thể thông qua sữa”.


(Theo Khám phá)