Dỗ trẻ ngủ vào thời điểm này khiến con chậm lớn, chết dần tế bào não
Dỗ trẻ ngủ tuy đơn giản nhưng mẹ phải thật cẩn thận. Có những thời điểm chết mẹ nhất định không được cho con đi ngủ vào giờ đó vì sẽ ảnh hưởng xấu đến trí não và thể chất của bé.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ đúng giờ, đủ giấc là điều mẹ nên chú ý hằng ngày vì giấc ngủ quan trọng với con không kém gì dinh dưỡng và giáo dục. Ngay từ khi được sinh ra đời, mẹ tập cho con thói quen ngủ khoa học thì bé sẽ tăng ký, cao lớn rất nhanh, trí não thông minh gấp bội lần. Ngược lại, con ngủ sai giờ, giấc ngủ lộn xộn thì tất nhiên sẽ kìm hãm trí não, thấp bé nhẹ cân… Điều này xảy ra từ từ và hậu quả để lại dai dẳng về sau. Tốt nhất, mẹ nên cho con ngủ sớm và tránh những thời điểm phản khoa học.
Bố mẹ nào cũng muốn đứa con bé bỏng của mình ăn nhiều, chơi ngoan, đi ngủ sớm cả. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ con ham chơi, hiếu động nên hay thức rất khuya, dỗ mãi chẳng chịu ngủ. Nhiều mẹ tâm sự là con mình đêm nào cũng chơi mãi tới 11-12 giờ mới ngủ. Có hôm bố mẹ mệt quá thiếp đi lúc nào không hay, tỉnh dậy thấy con còn tươi tỉnh lắm chưa muốn ngủ. Có bé thì chịu ngủ sớm nhưng chỉ tầm 30 phút- 1 tiếng là lại tỉnh dậy quấy khóc hoặc đòi chơi khiến mẹ mệt mỏi đầu bù tóc rối. Thời gian đầu mẹ còn cố gắng tắt hết đèn, hát ru, xoa người, vỗ nhẹ lưng cho con dễ đi vào giấc ngủ. Dần dà mẹ cảm thấy hết kiên nhẫn đành bỏ mặc cho con muốn chơi thì chơi, muốn ngủ giờ nào thì ngủ. Kết quả là càng lớn tính nết bé càng khó bảo, tăng cân chậm, chiều cao khiêm tốn, đi học mất tập trung, tư duy kém cỏi so với bạn bè.
Tác dụng “vàng” mà giấc ngủ mang đến cho thể chất và não bộ trẻ nhỏ
-Trong lúc con ngủ, các hormone tăng trưởng tự nhiên tiết ra nhiều. Sự sản sinh ra loại hormone quan trọng này đạt mức cao nhất vào 3 thời điểm: 10 giờ tối, 12 giờ khuya, 2 giờ sáng. Tuy nhiên, nó chỉ tiết ra khi con ngủ và giấc ngủ đó phải sâu. Vì vậy, mẹ nên trang bị các cách dỗ trẻ ngủ thật hiệu quả để bé có thể ngoan ngoãn đi ngủ đúng giờ, hưởng hết lợi ích mà giấc ngủ mỗi đêm mang lại.
-Giấc ngủ sâu, ngon, nằm trong đúng khung giờ quy định ngoài giúp con tăng trưởng cơ thể, tốt cho tế bài não còn giúp trẻ cải thiện tinh thần, sản sinh đủ chất cytokines chống lại vi trùng, vi khuẩn, ngừa cảm cúm, mệt mỏi và cả nguy cơ chấn thương…
-Các chuyên gia cho rằng những trẻ ngủ sớm có khả năng tập trung tốt hơn, tư duy nhạy bén, kết quả học tập cao. Giấc ngủ là thời gian để bộ não con củng cố kiến thức, loại bỏ bớt những độc tố, những thông tin “thừa thãi” ảnh hưởng xấu đến hoạt động não bộ. Một nghiên cứu cụ thể cho thấy trẻ từ 1-3 tuổi thường xuyên ngủ ít hơn 10 tiếng/đêm thì nguy cơ bị tăng động sẽ tăng gấp 3 lần các trẻ ngủ đủ 10 tiếng/đêm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sinh hoạt.
Dỗ trẻ ngủ sớm, sâu giấc sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho trí não và thể chất
Thời gian ngủ cần thiết đối với trẻ theo từng lứa tuổi
Vì giấc ngủ được khẳng định là quan trọng không kém gì dinh dưỡng nên các mẹ cần dỗ trẻ ngủ đủ thời gian quy định mỗi ngày. Mỗi lứa tuổi sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau, cụ thể mẹ có thể theo dõi dưới đây:
– Trẻ từ 1-2 tháng tuổi: ngủ từ 10,5-18 tiếng/ngày
– Trẻ từ 3-12 tháng tuổi: ngủ từ 9,5-14 tiếng/ngày
– Trẻ từ 1-3 tuổi: ngủ từ 12-14 tiếng/ngày
– Trẻ từ 3-5 tuổi: ngủ từ 11-13 tiếng/ngày
– Trẻ từ 5-12 tuổi: ngủ từ 10-11 tiếng/ngày
Những thời điểm “chết” mẹ không nên cho con ngủ
Để giấc ngủ đem lại hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển trí não, thể chất cho bé thì mẹ cần lưu ý cho con đi ngủ trong các khung giờ mà hormone tăng trưởng và các chất có lợi cho cơ thể tiết ra nhiều nhất (10 giờ tối, 12 giờ khuya, 2 giờ sáng). Cho nên, mẹ cần cho con đi ngủ trước 9 giờ tối để tầm 10 giờ tối đến 2 giờ sáng bé sẽ chìm vào giấc ngủ sâu. Mặt khác, có nhiều tác hại khi trẻ từ 1-6 tuổi không đi ngủ trước 9 giờ tối. Buổi trưa lúc 12 giờ cũng nên cho bé ngủ tầm 1-2 tiếng đồng hồ để bé lấy lại sức vì thực ra giấc ngủ trưa ngắn cũng rất tốt cho sức khỏe.
Mẹ không nên ham công tiếc việc hoặc mất kiên nhẫn mà để con chơi thêm, đến khuya (sau 9-10 giờ) mới dỗ con ngủ thì lúc này con sẽ mất đi một mốc giờ tiết hormone quan trọng của cơ thể. Đó là chưa kể ngủ thiếu giấc sẽ khiến con dậy muộn, mệt mỏi vào sáng hôm sau. Quá trình này lặp đi lặp lại trong một thời gian sẽ khiến bé chậm lớn, còi cọc, dễ mắc các chứng về thần kinh như tăng động, trí não sa sút, kém tập trung, kém tư duy…
Không nên dỗ trẻ ngủ vào buổi chiều chập choạng tối vì thức dậy bé dễ quấy khóc, cảm bệnh
Cùng với việc dỗ trẻ ngủ đúng giờ, mẹ cũng nhớ tránh cho con ngủ vào buổi chiều chập choạng tối (nhiều bé buổi trưa không ngủ nên buổi chiều sẽ mệt mỏi, lim dim, gắt ngủ, đòi ngủ). Sở dĩ đây là thời điểm không nên cho trẻ nhỏ ngủ vì lúc này dương khí đất trời giảm mạnh, âm khí lấn lướt, thời tiết chuyển tối nên mát hơn, u ám, trẻ ngủ sẽ dễ bị “yếu bóng yếu vía”, giật mình, thức dậy dễ mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, quấy khóc, thậm chí nếu cơ địa đang yếu sẽ có khả năng bị sốt, cảm bệnh.
Bí quyết giúp mẹ tập cho con thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ
Tập cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ sớm, ngủ đúng giờ là điều không đơn giản. Nó đòi hỏi người mẹ phải có sự hiểu biết về giấc ngủ của trẻ, về thói quen riêng của con và phải thật sự kiên trì. Để con dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ đúng giờ, mẹ có thể áp dụng các cách sau:
-Mỗi tối trước khi dỗ con chìm vào giấc ngủ, mẹ nên lau người cho con bằng nước ấm, thay quần áo rộng rãi, tã sạch để bé thoải mái, thư thái.
-Không để con đi ngủ với một cái bụng đói.
-Có thể đọc sách, hát ru, kể một câu chuyện, vuốt ve, dỗ dành con.
-Tắt điện ít nhất 1-2 tiếng trước khi đi ngủ giúp con dễ ngủ, có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
-Không cho con chơi đùa, vận động quá mạnh, khóc nhiều, hoảng sợ hoặc để con xem tivi, điện thoại trước khi đi ngủ vì dễ khiến thần kinh bé hưng phấn quá độ, khó ngủ. Giữa đêm dễ gặp chiêm bao ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
-Khi dỗ con ngủ, mẹ cũng làm gương đi ngủ theo để tạo nề nếp. Nếu mẹ bắt con ngủ trong khi bản thân mình vẫn cặm cụi làm việc, xem tivi, bấm điện thoại… thì con sẽ không thể nào ngoan ngoãn vâng lời.
Trẻ sẽ lớn nhanh, thông minh nếu mẹ dỗ trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ quy định, tránh các thời điểm có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng, hoạt động vui chơi, giáo dục hằng ngày để con có đủ điều kiện hoàn thiện thể chất và trí não một cách tốt nhất.