Giữ cho trẻ được nghỉ ngơi và duy trì vệ sinh sạch sẽ

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách

Trẻ cần được nghỉ ngơi đủ và hạn chế tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Bố mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thay quần áo và ga trải giường thường xuyên, rửa sạch đồ chơi của trẻ và vật dụng cá nhân của trẻ. Tắm sạch cho bé hàng ngày, mặc quần áo thoải mái và khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau và loại bỏ vi khuẩn. Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng và hạn chế đưa tay lên mặt, mũi và miệng.


Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh hợp lý


Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại virus. Bữa ăn của trẻ mắc chân tay miệng cần đảm bảo như sau:

  • Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng, dồi dào vitamin và khoáng chất để hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch.
  • Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ ăn cho trẻ như cháo, súp, sữa chua, thực phẩm có nhiều nước để con dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Có thể cho trẻ ăn thực phẩm con thích nhưng tốt cho sức khỏe, khuyến khích bé ăn nhiều hơn.
  • Nên làm nguội thức ăn trước khi cho trẻ ăn, tránh cho con ăn đồ cay nóng, chua, mặn vì sẽ làm con đau bởi những vết loét ở miệng.
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước và giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ


Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt paracetamol với liều phù hợp cách nhau 4-6 tiếng nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.


Chăm sóc tổn thương theo chỉ định của bác sĩ


Với các nốt mụn nước ở trên da, bố mẹ cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nốt mụn, dùng khăn mềm và nước ấm lau nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh làm mụn nước bị vỡ.
  • Nếu mụn nước vỡ và tạo thành vết loét gây ngứa, mẹ cần dùng kem bôi hoặc dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ở giai đoạn phục hồi da, các tổn thương sẽ gây ngứa, lớp da chết bong ra nhường chỗ cho tế bào da mới. Cần nhắc trẻ không bóc lớp da chết hay gãi lớp da mới để tránh bị tổn thương và để lại sẹo.

Các biện pháp giúp phòng tránh bệnh tay chân miệng


Phương pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ chủ yếu tập trung ngăn chặn sự lây lan qua đường tiêu hóa và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Một số biện pháp phòng ngừa gồm có:


Thực hiện biện pháp hạn chế tiếp xúc khi có dịch bệnh. Cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, tránh cho trẻ tới nơi đông người hay có dịch bệnh, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh..


Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp và khử khuẩn môi trường sống, khu vui chơi của trẻ, vệ sinh đồ dùng cá nhân của con.


Hạn chế để trẻ ra ngoài tiếp xúc với người khác để phòng ngừa bệnh lây lan.


Theo dõi các biểu hiện của trẻ để sớm phát hiện các bất thường nếu có.


Với những bé có biểu hiện biếng ăn tiêu hoá kém, ba mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men vi sinh tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng men vi sinh thường xuyên cho trẻ nhất là với trẻ tiêu hóa kém, hay bị rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng, là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá cho bé. Dùng men vi sinh giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, tạo tiền đề kích thích con ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.


Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà. Nếu bố mẹ thấy trẻ bị tay chân miệng có các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện biểu hiện khó thở, buồn nôn, nôn nhiều hoặc các vết loét lan rộng thì cần tới bệnh viện để kiểm tra. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể bị nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn đầu của bệnh, do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý.