Trẻ sơ sinh có những nhu cầu gì? Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh? Hãy theo dõi cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh và một số nguyên tắc ba mẹ cần lưu ý qua những chia sẻ dưới đây. 

hình ảnh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh toàn diện

1. Theo dõi toàn diện sức khỏe trẻ sơ sinh

1.1 Hô hấp

Trong cẩm nang chăm sóc em bé toàn diện, hãy theo dõi hô hấp qua nhịp thở trung bình của trẻ theo từng độ tuổi, cụ thể: 

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở nhanh trên 60 lần mỗi phút
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: nhịp thở nhanh khoảng trên 50 lần mỗi phút 
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: thở nhanh, nhịp thở khoảng trên 40 lần mỗi phút

Nếu trẻ thở nhanh kết hợp với bị khò khè, thở nặng tiếng, co thắt lồng ngực, nhịp thở không đều… thì ba mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay. 

Lưu ý những bé sinh non rất dễ gặp phải những triệu chứng ngừng thở diễn ra trong khoảng dưới 15s. Cha mẹ chú ý theo dõi những biểu hiện này xuất hiện hãy ôm bé rồi áp dụng phương pháp da kề da để kích thích bé thở lại như bình thường. Trong trường hợp trẻ vẫn bị thở ngắn hoặc ngưng thở quá 15s, da tím tái hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu trẻ đang bị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi thì mẹ hãy dùng nước muối sinh lý ấm nhỏ mũi hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị và dùng thuốc phù hợp.

1.2 Thân nhiệt

Tiếp theo, khi chăm sóc trẻ sơ sinh hãy chú ý đến thân nhiệt, nhiệt độ bình thường của trẻ dao động trong khoảng từ 36,5 - 37,2 độ C. Nếu nhiệt độ này hạ thấp trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi, ngược lại nếu nhiệt độ tăng cao trẻ đang bị sốt.

Để thân nhiệt của trẻ luôn giữ ở mức ổn định, cha mẹ hãy cho bé nằm trong không gian thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên vào mùa hè và phòng ngủ cần kín gió vào mùa đông. Cha mẹ lưu ý không cho trẻ mặc quần áo quá dài hoặc quấn quá chặt sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng và cơ thể trẻ sẽ rất khó chịu, khiến trẻ quấy khóc.

1.3 Dấu hiệu trên cơ thể

Khi chăm sóc trẻ mới sinh cần chú ý cả những dấu hiệu trên cơ thể. Thường gặp nhất là vàng da xuất hiện sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh tại vùng mặt, chân tay, bụng và tốc độ vàng da tăng nhanh, màu vàng đậm hơn. Khi đó, sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như trẻ quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém, nhịp thở chậm hoặc nhanh, trẻ có thể bị sốt.

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị vàng da như sau: cho trẻ hấp thụ ánh nắng mặt trời trước 9 giờ sáng, nên khám vàng da sớm sau sinh để có hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh trong năm đầu đời theo từng tháng

2. Nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi việc nắm vững những nguyên tắc cơ bản như tạo cho bé môi trường sống an toàn, lành mạnh, cho bé ăn và bú đúng cữ, ngủ đủ giấc để cơ thể thích ứng và phát triển toàn diện.

Đa phần những cha mẹ lần đầu có con đều không tránh khỏi lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dù đang khỏe mạnh nhưng chỉ cần xuất hiện một vài thay đổi nhỏ cha mẹ cũng cần theo dõi cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, những việc làm khiến cha mẹ quan tâm là cho bé ăn no, giấc ngủ của bé, tiêu hóa…. Do đó, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, đừng quá lo lắng mà cần chú ý nhiều hơn đến hoạt động của bé để đảm bảo bé ăn ngoan, ngủ tốt. 

3. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh

Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý chăm sóc tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ theo thứ tự lần lượt như sau:

3.1 Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ

Bước đầu tiên trong cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh là chăm sóc vùng da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: bé chưa uống được nước lọc mẹ hãy lau miệng và tưa lưỡi cho trẻ 1 lần/ngày bằng khăn ấm nhúng nước muối sinh lý hoặc gạc có sẵn. Trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ hãy cho bé uống ít nước sau khi bú.
  • Mũi: Hãy nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 1 lần mỗi ngày bằng tăm bông dành riêng cho trẻ. 
  • Tai: Hãy vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng tăm bông vào vành tai và lỗ tai của trẻ.

Tìm hiểu chi tiết về cách chăm sóc da trẻ sơ sinh tại https://pamperme.com.vn/cham-soc-da-tre-so-sinh/

3.2 Cho trẻ bú

hình ảnh

Cho trẻ bú no, đúng tư thế cũng rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Mẹ cần cho bé bú đúng cách và đúng tư thế để lượng sữa chảy ra đều và bé hấp thụ tốt nhất. Cách cho bé bú đúng phương pháp chính là bế bé sao cho mũi bé ở vị trí ngang núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ, đầu ti gần miệng cho bé tự động há miệng và bú sữa, mẹ không nên ép con ăn. Trẻ mới sinh trong tháng đầu tiên mỗi ngày cần bú từ 8 – 12 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 2 – 3 giờ để đảm bảo lượng sữa cung cấp đủ theo nhu cầu của trẻ nên mẹ cần cho bú đúng tư thế. 

Những tháng tiếp theo số cữ bú sẽ giảm dần và lượng sữa tăng lên do lực mút của trẻ mạnh hơn. 

3.3 Vỗ ợ hơi cho trẻ

Chăm sóc trẻ sơ sinh rất quan trọng, nhất là sau khi bé ăn no, mẹ cần vỗ ợ hơi cho trẻ để con tiêu hóa tốt, hạn chế bị ọc sữa, trào ngược dạ dày. 

Cách làm như sau: Hãy bế bé vác lên vai, bụng bé áp sát ngực mẹ, đầu tựa vào vai mẹ và khum bàn tay nhẹ nhàng vỗ từ từ vào lưng bé. Thực hiện lặp lại các động tác này trong khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ được hết lượng khí bé bú trong khi uống sữa.

3.4 Đặt bé ngủ

hình ảnh

Bé ngủ trong môi trường yên tĩnh, thoải mái để đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng quyết định xem bé phát triển toàn diện hay không. Muốn bé có giấc ngủ chất lượng mẹ cần quan tâm đến vị trí bé nằm, loại đệm để bé không cảm thấy nóng. Ngoài ra, tâm lý của bé cũng quan trọng để có giấc ngủ ngon, cha mẹ cần trò chuyện cùng con trước khi đi ngủ để trẻ có tâm lý vui vẻ, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Khi chăm sóc trẻ mới sinh cha mẹ cần chú ý đến giờ giấc ngủ, các cữ ngủ trong ngày của trẻ để điều chỉnh phù hợp với lịch sinh hoạt của trẻ và cho con ngủ đúng giờ. Mẹ nên tập cho bé thói quan tự ngủ và không nên ép bé ngủ hãy để bé tự ngủ khi có cơn buồn ngủ. 

Ngoài ra, để chất lượng giấc ngủ đảm bảo và không bị gián đoạn mẹ cần cho bé ăn đủ no, thay tã sạch sẽ để bé vào giấc ngủ dễ dàng. 

3.5 Chăm sóc rốn cho trẻ

hình ảnh

Mẹ cần chú ý vệ sinh cuống rốn đúng cách để tránh bị nhiễm trùng

Sau khi sinh, cuống rốn của trẻ là vết thương hở nên mẹ cần đặc biệt lưu ý phải chăm sóc đúng cách để không bị nhiễm trùng. Các bước vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Đầu tiên, hãy rửa tay thật sạch rồi sát trùng bằng cồn 70 độ trước khi chăm sóc rốn của trẻ.
  • Hãy tháo băng rốn và gạc thật nhẹ nhàng.
  • Quan sát xem mặt cắt và xung quanh rốn có bị viêm đỏ, có chảy dịch, có mủ hay có chảy máu không, có mùi hôi gì không. 
  • Hãy dùng bông gòn thấm nước sôi đã tiệt trùng lau quanh cuống và chân rốn của trẻ. Tiếp theo, hãy lau quanh rốn bằng nước muối sinh lý để sát trùng.
  • Hãy dùng lớp gạc mỏng để che rốn bé, nếu đóng bỉm hãy gấp nếp để hở vùng rốn.

Lưu ý chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh rất quan trọng, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rốn có dịch vàng, có mủ hoặc mùi hôi, bị sưng đỏ vùng da quanh rốn, máu chảy nhiều ở cuống rốn và khó cầm, trẻ trên 3 tuần chưa rụng rốn hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

3.6 Chăm sóc da cho bé

Trẻ sơ sinh có làn da rất dễ bị tổn thương và cực kỳ nhạy cảm nên cha mẹ chăm sóc da cho bé cũng cần lưu ý:

  • Cho bé mặc quần áo chất liệu cotton mềm, thoáng mát, hãy cắt bỏ mác và giặt sạch quần áo bằng nước giặt dành riêng cho bé để tránh bị kích ứng da.
  • Chọn loại bỉm có thành phần bông tự nhiên, an toàn không chứa hóa chất để hạn chế bị kích ứng da. Mỗi khi thay tã cần vệ sinh sạch sẽ, lau khô rồi mới mặc tã mới.
  • Giữ độ ẩm trên da thích hợp với điều kiện thời tiết, nếu mùa hanh khô hãy thoa kem dưỡng ẩm toàn thân và cả trên mặt cho bé để bé không khó chịu.
  • Chọn sữa tắm dịu nhẹ, độ pH trong mức cho phép phù hợp với làn da của trẻ để da bé không bị kích ứng.
  • Cho bé tắm nắng hàng ngày để hấp thụ thêm vitamin D3 và canxi rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. 

3.7 Cách tắm cho trẻ sơ sinh

hình ảnh

Tắm cho trẻ sơ sinh cần cẩn thận, đúng cách do da bé còn rất mỏng

Việc tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng bởi nếu không thực hiện đúng cách sẽ dễ khiến bé bị cảm lạnh.. Lưu ý khi tắm cho trẻ nên dùng nước ấm và tắm sạch những phần da nếp gấp như sau gáy, cổ, nách, khuỷu chân, tay, bẹn… Sau khi tắm xong phải lau khô bằng khăn bông mềm, giữ ấm cho bé. Nếu mùa lạnh mẹ có thể thoa thêm dầu để giữ ấm cho cơ thể. Để tắm cho bé sơ sinh nhanh và không bị lạnh, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết khi tắm, tránh mất thời gian đi tìm.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn

3.8 Thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ 

Nhiều người nghĩ thay tã cho trẻ rất đơn giản chỉ cần tháo tã cũ ra và thay tã mới là được, những cách làm này hoàn toàn sai lầm và không đúng cách khiến trẻ bị hăm và khó chịu. 

Do đó, để thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách mẹ cần chọn thương hiệu tã uy tín để sử dụng, tránh chọn những sản phẩm không có thương hiệu, không rõ nguồn gốc vì chất lượng sẽ không đảm bảo. Lưu ý khi thay tã cần nâng chân bé lên thật nhẹ nhàng sau đó vệ sinh mông bé bằng nước ấm, thấm khô bằng khăn mềm. Khi mặc tã mẹ nên chọn loại tã vừa vặn, không chật quá cũng không quá lỏng để bé được thoải mái vận động và không cảm thấy khó chịu.

4. Một số lưu ý khác

Trẻ sơ sinh có làn da cực kỳ nhạy cảm nên khi chăm sóc trẻ mẹ không được bỏ qua những nguyên tắc sau đây: 

  • Tuyệt đối không để da trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất kích thích như xà phòng tắm thô, sữa tắm người lớn vì có chứa độ pH cao có thể làm da bé bị kích ứng.
  • Chọn sữa tắm có độ pH phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh, chọn loại chuyên dụng cho trẻ để đảm bảo an toàn và giữ được độ ẩm trên da. 
  • Luôn giữ cho da bé có độ ẩm ổn định, thoa kem dưỡng ẩm phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng có hại trong môi trường như nước tiểu, phân… khi trẻ mặc tã. Do đó, mẹ cần chú ý thời gian thay tã cho trẻ, thay ngay khi trẻ tè đầy hoặc đi ị để đảm bảo vùng da của bé luôn khô thoáng. Nên chọn loại tã có tính năng thấm hút tốt và đảm bảo chất lượng. 
  • Hạn chế để mắt bé tiếp xúc với các chất độc hại, do trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt còn yếu. 
  • Ba mẹ hãy lưu ý cho trẻ sơ sinh tránh xa khói thuốc lá và môi trường độc hại để bảo vệ hệ hô hấp còn non yếu của con yêu.
  • Vệ sinh mắt, mũi cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, nhất là sau khi tắm.

Trên đây là các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh và một số nguyên tắc ba mẹ cần lưu ý được Pamper Me tổng hợp và gửi đến các bạn để các bạn có thể nắm bắt được chi tiết hơn về việc chăm sóc tốt nhất cho con em mình. Ngoài ra, cha mẹ nên tìm hiểu thêm các phương pháp chăm sóc khác được chuyên gia chia sẻ để có được kinh nghiệm chăm sóc bé tốt nhất. 

Pamper Me hy vọng thông qua bài viết này thì các bậc cha mẹ sẽ hiểu biết hơn về các cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng đắn nhất và có thể áp dụng chúng vào việc chăm sóc con em mình để con có được sự phát triển tốt nhất, khỏe mạnh nhất để làm bệ phóng cho sự phát triển về sau này.