Có một lúc nào đó bạn sẽ rất hoảng hốt khi thay tã cho con và thấy vùng bẹn và quanh hậu môn bé bị đỏ. Bé quấy khóc khó chịu, nhất là khi bị chạm vào vùng da này. Hẳn bạn sẽ rất lo lắng không biết bé có bị bệnh gì nặng không?



Vì sao bé bị hăm tã?


Da của trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi rất mỏng và nhạy cảm. Việc mặc tã thường xuyên hoặc bé bị tiêu chảy kéo dài khiến da phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã. Hăm tã cũng có thể diễn ra khi mẹ thay loại bỉm tã mới cho bé ma không hợp cơ địa, hoặc mẹ dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho con, mẹ thường xuyên dùng chất làm mềm vải, xà bông giàu chất tẩy rửa để giặt đồ cho con cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích làn da mỏng manh của bé.





Các mức độ hăm tã ở trẻ (Ảnh: Internet)




Da bé cũng sẽ bị tổn thương nếu mẹ mặc đồ cho bé quá chật, quần áo làm từ chất liệu vải cứng sẽ cọ xát vào da thịt khiến bé bị hăm ở các vùng bẹn, lưng quần… Đối với những bé bị tiêu chảy cũng có thể bị hăm do đi ngoài, trẻ phải dùng kháng sinh làm mất sự cân bằng vi khuẩn trên da gây ra hăm tã.



Làm gì khi bé bị hăm?


Khi bé bị hăm tã, mẹ rất dễ nhận ra khi thấy vùng da mặc tã (mông, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục) bị đỏ, hơi sưng nề, bé khó chịu, hay quấy khóc, ngay cả khi mẹ thay tã. Mỗi lần mẹ đụng chạm vào vùng da bị đỏ, bé càng khóc nhiều hơn.Bé sợ đi vệ sinh, sợ mẹ vệ sinh cho bé, sợ cả mặc quần và bỉm.



Trừ phi vùng da hăm tã xuất hiện dấu hiệu có mủ hay rỉ nước (cấp độ 4-5) cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, thì những dấu hiệu hăm tã bình thường mẹ đều có thể có những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà.



Để giúp bé mau khỏi, trước hết mẹ phải cố gắng giữ cho da bé sạch và khô bằng cách dùng nước ấm rửa sạch vùng mông, bẹn bé. Mẹ dùng khăn xô nhúng nước ấm vắt cho nước chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con, chấm chấm nhẹ và lau khô vùng da nhạy cảm. Mẹ nên nhớ, khi lau thì cũng chỉ cấm nhẹ khăn, đừng miết khăn lên da con sẽ khiến bé đau.




Bỉm sẽ giúp con ngủ ngoan, không tỉnh giấc giữa chừng, không làm ướt quần áo con và giường chiếu (Ảnh: Internet)




Khi con bị hăm, mẹ nên ngưng cho con dùng tã. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy, hoặc lúc bé ngủ, mẹ có thể dùng tã nhưng trước khi mặc tã phải để da con khô ráo hoàn toàn. Nếu không, mẹ hãy ngưng cho con sử dụng bỉm khoảng 1-2 ngày cho đến khi con khỏi hẳn.



Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại kem trị hăm chuyên dụng, ví dụ: Bepanthen, Destiny, Bubchen, Mustela… Mẹ có thể mua ở các tiệm thuốc tây. Thuốc được sử dụng để bôi lên vùng da nhạy cảm của con sau khi mẹ rửa và lau khô cho con.



Mẹ đã dùng bỉm đúng cách cho con?


Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh nữa là mẹ cũng nên xem lại loại tã con dùng: có nhiều nylon không, có chật quá không? Mẹ có thay tã cho con thường xuyên không hay để bỉm nặng rồi mới thay? Nhiều khi, tã không đủ chất lượng, hoặc mẹ không dùng bỉm đúng cách sẽ khiến con bị hăm tã tái đi tái lại.





Tã vải là loại các mẹ chọn dùng vì thoáng, mẫu mã đẹp (Ảnh: Internet)




Mẹ nên thay bỉm sau mỗi 2-4 tiếng và tốt nhất là chỉ nên dùng bỉm cho bé vào ban đêm (4 tiếng thay 1 lần). Trường hợp dùng bỉm liên tục, ngoài việc chọn tã tốt, bạn còn phải sử dụng đúng cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh như nên lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay tã, để khô hãy thay tã mới cho bé. Cũng không nên dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít, không thoát mồ hôi gây kích ứng da.



<<< Kinh nghiệm chăm sóc bé 0-12 tháng