Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh như thế nào

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh và những điều ba mẹ cần biết!

  • Ít ai biết rằng khi mới chào đời, kích thước dạ dày của bé sơ sinh chỉ to bằng hạt đậu. Chính vì thế, mỗi lần bú mẹ, bé chỉ có thể bổ sung được 5 – 7ml sữa. Đến khi bé được 6 tháng – 1 tuổi, dạ dày của bé sẽ lớn lên tương đương với một quả bưởi. Cụ thể, sự thay đổi kích thước dạ dày của bé sơ sinh theo thời gian là:
  • Bé 1 – 2 ngày tuổi: Kích thước dạ dày chỉ bằng một hạt đậu nhỏ; chứa khoảng 5 – 7ml sữa mỗi lần bú.
  • Ngày thứ 3 – 6 sau sinh: Kích thước dạ dày thay đổi rất nhanh, tương đương với một quả nho.
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Kích thước dạ dày to bằng quả trứng gà, lượng sữa bé nạp mỗi lần cũng cao hơn gấp ba lần so với trước đó.
  • Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: Khi bé 1 tuổi, dạ dày sẽ lớn lên đáng kể, kích thước giống như một quả bưởi. So với dạ dày người lớn, dạ dày của bé vẫn nhỏ hơn khoảng năm lần.

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn là bao nhiêu?


Kể từ lúc sinh ra tới khi 1 tuổi; thể tích dạ dày của bé sơ sinh sẽ có sự thay đổi nhiều lần. Thậm chí sự thay đổi này diễn ra theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Cụ thể là:


Bé sơ sinh 1 ngày tuổi: Dạ dày chứa 5 – 7ml sữa/ lần


Bé sơ sinh 2 ngày tuổi: Dạ dày chứa 14ml sữa/ lần


Bé sơ sinh 3 ngày tuổi: Da dày chứa 22 – 27ml sữa/ lần.


Bé từ 4 – 6 ngày tuổi: Dạ dày chứa 30ml sữa/ lần


Bé 7 ngày tuổi: Dạ dày chứa 35ml sữa/ lần


Bé 1 tháng tuổi: Dạ dày chứa 35 – 60ml sữa/ lần


2 tháng tuổi: Dạ dày chứa 60 – 90ml sữa/ lần


3 tháng tuổi: Dạ dày chứa 60 – 120ml sữa/ lần


4 – 5 tháng tuổi: Dạ dày chứa 90 – 120ml sữa/ lần


6 tháng tuổi: Dạ dày chứa 120 – 180ml sữa/ lần


7 tháng tuổi: Dạ dày chứa 180 – 220ml sữa/ lần


8 tháng tuổi: Dạ dày chứa 220 – 240ml sữa/ lần


9 – 12 tháng tuổi: Dạ dày chứa 240ml sữa.


Dung tích dạ dày của bé và mối liên hệ với trào ngược


Như đã nói ở trên, tình trạng trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Đặc biệt là với những bé từ 1 – 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do dạ dày của bé nằm ngang; cơ thắt giữa dạ dày và thực quản của bé còn yếu. Do đó bé bú sữa rất dễ bị trào ngược ra ngoài. Mặc dù tình trạng trào ngược ở bé sơ sinh là vô hại; song mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khoẻ của bé. Để hạn chế vấn đề này, mẹ hãy chú ý một số điểm dưới đây:


Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày; thời gian giữa các lần bú nên là 2 giờ


Cho bé bú đúng tư thế; ngậm hết đầu ti để tránh nuốt hơi vào bụng


Sau khi bé bú xong, mẹ nên bế bé lên vai khoảng 15 – 20 phút.


Với bé bú bình, mẹ hãy chọn loại núm có tia sữa chảy phù hợp với bé.


Ngoài ra, để hỗ trợ bé tiêu hoá tốt hơn, hạn chế các vấn đề về đầy bụng, khó tiêu; ba mẹ hãy bổ sung thêm men probiotic cho trẻ sơ sinh.


Sản phẩm này sẽ hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hoá; cải thiện hệ miễn dịch cho bé khoẻ mạnh mỗi ngày. Nhờ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh; bé sẽ hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Từ đó tạo tiền đề giúp con phát triển khoẻ mạnh, toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.