Sức khỏe của bé là mỗi quan tâm hàng đầu với các mẹ. Hôm nay bé ăn gì, bé có khỏe không, hay thời tiết này cần chú ý gì  là những câu hỏi thường trực ở các mẹ. Màu sắc và hình dạng phân cũng là vấn đề mẹ cần biết. Trẻ sơ sinh đi phân nhầy, sủi bọt, màu xanh, màu vàng, có máu … là câu hỏi nhức nhối nhất của các mẹ, đặc biệt là các mẹ mới sinh con lần đầu. 

Phân su

Tại sao trẻ sơ sinh khi mới chào đời phân lại màu xanh đen? Màu phân này là do me bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng.

Trẻ đi phân màu vàng hoa cà hoa cải

Sau khi em bé bắt đầu bú mẹ, màu sắc phân sẽ chuyển dần sang vàng. Bởi vì sữa mẹ rất giàu oligosaccharides, một loại chất kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, vì vậy hầu hết các em bé bú mẹ đều không gặp vấn đề rắc rối về “sản phẩm đầu ra” như táo bón hay tiêu chảy. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên sẽ đi tiêu ngày 5-6 lần. Phân một em bé khỏe mạnh lúc này sẽ nhão mù tạt, có màu vàng hoa cà hoa cải, đôi khi chất nhầy trong phân, hoặc thậm chí xả phân xanh, phân không có mùi đáng kể và không có bọt.

Trẻ ăn sữa công thức

Trẻ đi ngoài phân màu vàng trắng, khô

Số lần đi tiêu của trẻ bú sữa ngoài sẽ ít hơn trẻ bú mẹ từ 1 hoặc 2 lần một ngày, phân có màu vàng-trắng, tương đối khô.

Nếu tiêu hóa của con có vấn đề, thường trẻ sẽ đi ngoài phân sẽ có màu nâu, mùi hơi chua.

Phân trong thời kỳ ăn dặm

Khi trẻ chuyển sang ăn dặm, màu sắc phân cũng “phong phú” hơn rất nhiều. Thường thời gian này trẻ sẽ chỉ đi tiêu khoảng 2-3 lần/ngày, có bé 2,3 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên nếu thấy phân của con vẫn ướt, không khô tức là trẻ không bị táo bón và mẹ cũng không cần quá lo lắng. Một số màu phân thời kỳ này của trẻ mẹ cần lưu ý là:

Trẻ đi ngoài phân đen

Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.


Trẻ đi ngoài phân da cam

Xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.

hình ảnh

Trẻ đi ngoài phân có nhiều màu sắc và khối

Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.

Trẻ đi ngoài phân có màu đỏ

Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua….mà phân của bé vẫn có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.


Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.

Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn hay trĩ nhỏ

Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhầy, dính máu: có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn

Phân của bé bú sữa mẹ có máu màu đen thẫm như hạt vừng:

Có thể bé đã nuốt phải máu của mẹ khi mẹ đang bị nứt hay chảy máu đầu ti. Máu này đã được tiêu hóa nên chuyển sang màu đen hoặc đỏ thẫm.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh

Nhiều trẻ sơ sinh sau khi đi ngoài hết lớp phân su – màu đen, thường đi ngoài có màu xanh rêu xẫm khiến cho các mẹ lo lắng, không biết tình trạng sức khỏe của trẻ có vấn đề gì không.

Thực tế, theo các chuyên gia y tế, đây là hiện tượng hết sức bình thường, các mẹ không nên lo lắng. Hiện tượng trẻ đi ngoài phân xanh là do sắc tố mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn chưa được chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng, khi ra ngoài không khí chuyển thành màu xanh. Do đó, đi ngoài phân xanh không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.

hình ảnh

Đôi khi, một số trẻ uống một số loại sữa công thức có chứa nhiều sắt mà bé không hấp thu được cũng khiến phân của trẻ có màu xanh. Nếu bé không sốt, sức khỏe bình thường, số lần đi cầu vẫn bình thường, phân không có máu, bú bình thường không ọc ói thì không cần phải đi khám bệnh.Trong trường hợp này, có thể cho bé uống thêm men tiêu hóa vi sinh để cải thiện tình trạng phân xanh của bé.

Có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bé thông qua một số dấu hiệu qua quan sát phân như sau:

– Trẻ đi phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cũng có thể là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.

– Trẻ đi phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.

– Trẻ đi phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: có thể do bé bị lạnh bụng khi ngủ không.


– Trẻ đi phân sống, có bọt: do ăn nhiều chất đường và chất bột.

– Trẻ đi phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần /ngày trở lên: có thể bé bị ngộ độc thức ăn?

– Trẻ đi phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tiêu chảy.

– Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, nôn nhiều và khóc thét từng cơn: rất có thể bé bị lồng ruột.

– Trẻ đi phân màu trắng, nhạt: gan của trẻ có vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.

– Bé đi tiêu khó, phân cứng và ít là do bé đang bị táo bón.

Đặc biệt, nên chú ý tới trường hợp bé đi ngoài ra máu

– Trẻ bị lồng ruột thường có biểu hiện đi tiêu ra máu tươi cùng với việc nôn trớ, khóc thét từng cơn.

– Bệnh lỵ cũng có thể khiến cho phân bé có lẫn máu và mủ. Trẻ đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng có máu nhưng vẫn có biểu hiện phải rặn khi đi.

– Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu còn do bé bị chảy máu đường mật, pô-lyp trong ruột…

PHÂN CÓ MÀU SẮC – Rau, củ cải đường, cà rốt đều làm cho phân có màu sẩc của chúng. Chất sắt làm phân có màu đen.

Nếu bạn thấy phân của cháu bé khác thường, nên lấy mẫu, và mang tới bác sĩ để nếu cần thì làm xét nghiệm.

Phân màu gì không thành vấn đề (chẳng hạn ăn rau nhiều thì phân màu xanh, ăn cà rốt nhiều thì phân màu đỏ…), cần nhất là phải chú ý đến mùi và đặc hay bình thường hay loảng hoặc nhay, hoac nhiều nước. Nếu thấy mùi thối, tức là bé đã chuyển hoá được thức ăn. Nếu mùi tanh thì có thể là phân sống, bé không hấp thụ được thức ăn… Các mẹ chú ý nhé.

Thông thưòng trẻ đi đại tiện ngày 1-2 lần( nếu nuôi bộ), và 2-4 lần( nếu nuôi bằng sữa mẹ), phân thường có màu vàng hoặc mầu nâu nhạt, chất mềm.

– Khi lượng phân ít, sắc màu xanh sẫm, có dính nhày, khi bú hoặc sau khi bú trẻ bị quấy khóc quằn qoại thì đó là trẻ bị đói ăn. CHỉ cần tăng lượng sữa thích đáng thì sẽ trở lại bình thường.

– Khi phân có màu nâu nhạt ở dạng vón hạt thường do trẻ uống quá ít nước hoặc trời nóng, mặc nhiều quần áo cho trẻ quá nên ra nhiều mồ hôi gây mất nước, hoặc trong thức ăn tinh bột và chất xơ quá ít.

– Nếu phân trắng xám hoặc mầu trắng trơn như sữa vón cục thì báo trước tiêu hoá của trẻ không tốt.


– Khi phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt, không có chất nhày, ngày đi 3-4 lần đó là do trẻ ngủ để bụng bị lạnh. CHỉ cần đắp ấm bụng, cho ăn giảm đi đôi chút, giảm thức ăn dầu mỡ, rau xanh, cho uống chút nước chè tươi như người lớn uống, rang gạo vàng lên mấu nước uống hoặc dùng pha vào sữa cho trẻ ăn một vài ngày là khỏi.

– Khi phân lỏng, màu xanh cỏ úa, hoặc phân không thành hình, màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm có chút thức ăn chưa tiêu hoá, mùi hôi thối là do cho trẻ ăn quá nhiêù, phải giảm lượng ăn đi.

– Khi phân có bọt lại có ít phân sống đó là hiện tượng ăn quá nhiều chất đường, chất bột. Nên giảm lượng đường và chất bột, cho ăn cháo ngó sen, hoặc nước cháo gạo, chỉ 1-2 ngày sẽ khỏi.

– Khi phân nửa thành hình, nửa như nước thì đó là trẻ bị bệnh cảm cúm, lên sởi.. hoặc dinh dưỡng thiếu điều hoà. Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần đó là ngộ độc.

– Nếu phân như nước vo gạo, số lần đại tiện và số phân nhiều lại kèm nôn mửa đó là bị bệnh tả.

– Khi phân cứng táo bón, lượng ít, mặt ngoài có nhầy hoặc máu là táo bón. CÓ thể do ăn quá nhiều protein và canxi. Có thể cho ăn tăng cháo ngũ cốc, nước rau xanh, trái cây nghiền nát (để cả xơ sợi của nó) hoặc uống kèm nước hoa kim ngân. Nếu trẻ bị táo bón nặng có thể cho uống 60-7ml mật ong ( chỉ với trẻ 1 tuổi trở lên) hoặc 5-10ml dầu vừng, dầu lạc đã nấu chín để nguội là được.

– Khi phân ra như mỡ màu trắng xám, nhìn ngoài như bơ có màu sắc bóng nhẫy của mỡ là do công năng tuyến tuỵ bị trở ngại.

– Khi phân như chất làm đồ gốm sứ trắng, nước tiểu bị vàng nhiều đó là đường mật bị tắc nghẽn.

hình ảnh

– Khi phân như bã đậu hoặc phân loãng có màu vàng xanh lẫn chất nhày là bị viêm nhiễm loại cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm. Phần nhiều thấy ở trẻ dinh dưỡng kém hoặc dùng kháng sinh lâu ngày.

– Khi phân như nước mũi đặc trong suốt, màu trông bẩn thỉu đó là bị viêm mạc đường ruột.

– Khi phân có lẫn máu mủ, chất nhày, khi đại tiện trẻ quấy khóc, đau bụng, buồn nôn, đại tiện nhiều lần, phát sốt là trẻ bị kiết lị.

– Nếu phân như nước quả màu đỏ, có lẫn chất nhày, quấy khóc từng cơn, nôn mửa nhiều lần, sắc mặt trắng bợt là trẻ bị lồng ruột.

– Nếu phân như canh đỗ đỏ hoặc phân đen thường là trẻ bị viêm dạ dày, viêm ruột, xuất huyết bên trong..

Nguồn: Tuticare.com