Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự hình thành và phát triển của trẻ.

Biết rằng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng nhưng ngủ bao nhiêu là đủ? Đây chính là câu hỏi chung của không ít "mẹ bỉm" trong lần đầu tiên nuôi con nhỏ.

Tuy nhiên, trên thực tế thì giấc ngủ của bé phụ thuộc vào các yếu tố như: độ tuổi, thể trạng, thói quen... Không để các mẹ phải đắn đo, bài viết này sẽ đưa ra gợi ý về bảng "chuẩn" thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như các vấn đề liên quan để mẹ theo dõi chất lượng giấc ngủ của bé con nhà mình nhé. 

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có tầm quan trọng như thế nào?

Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ có tầm quan trọng cực kỳ lớn đối với trẻ sơ sinh. Chính vì thế, việc ngủ đủ giấc góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não ở trẻ. 

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đúng cách và việc ngủ đủ giấc chính là phương tiện giúp bé phát triển tốt về khả năng ghi nhớ, cảm thụ trong tương lai. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 2 tuổi khi não đang trong giai đoạn hoạt động tích cực, các tế bào thần kinh cũng đang tăng cường sự nhận thức.

Cũng theo các báo cáo khoa học gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, giấc ngủ là thời điểm vàng cho sự phát triển cơ xương ở trẻ. Trong khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ tiết ra một lượng hormone giúp cao hơn gấp 4 lần so với khi đang thức, xương và sụn khớp cũng không ngừng phát triển để giúp bé tăng chiều cao mỗi ngày.

Ngoài những tác động về thể chất và trí não, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh còn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động sinh hoạt thường ngày:

  • Ngủ đủ giấc giúp trẻ sơ sinh luôn tỉnh tảo và khả năng tập trung tốt hơn
  • Ngủ đúng và sâu giấc giúp bé sở hữu tinh thần hoạt bát, khả năng cảm thụ cao hơn so với trẻ thiếu ngủ
  • Giấc ngủ ngon sẽ làm hạn chế các căn bệnh liên quan đến cơ thể như: béo phì, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi...

thời gian ngủ của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đúng chuẩn khoa học

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tuần tuổi

Các bé ở giai đoạn này có giấc ngủ xuyên suốt, thậm chí kéo dài cảm ngày và đêm. Bé chỉ thức dậy khi cảm thấy đói và muốn bú sữa mẹ.

Ngoài ra, ở ngưỡng này trẻ sơ sinh vẫn còn chưa học được cách phân biệt giữa đêm lẫn ngày. Chính vì thế, sẽ có trường hợp bé ngủ nhiều vào ban ngày và thức ngắt quãng vào ban đêm, phần này thì khá là bình thường nên các mẹ yên tâm nhé.

Thế nên, tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi được các chuyên gia khuyến cáo là khoảng 8 - 9 tiếng vào ban ngày. Còn về tối, bé cần ngủ trung bình khoảng 8 tiếng để tránh việc thức giấc giữa đêm.

Tháng thứ 2

Bước qua tháng đầu tiên, cơ thể cũng bé cũng dần quen với thế giới bên ngoài. Lúc này, tổng số thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là khoảng từ 15 - 17 tiếng mỗi ngày. Theo đó, vào ban ngày bé sẽ ngủ khoảng 6 - 7 tiếng và chia nhỏ thành nhiều giấc ngủ ngắn khác nhau.

Về đêm, bé sẽ ngủ sâu giấc hơn từ 8 - 10 tiếng và cũng có thể dậy để bú hoặc không phụ thuộc vào thể trạng lúc đó. Thế nên, mẹ bỉm không cần quá lo lắng những chuyện "hoang đường" về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Bởi, đây chính là hiện tượng bình thưởng ở trẻ 2 tháng tuổi và điều này sẽ dần cải thiện trong tương lai.

Tháng thứ 3

Thời điểm này đánh dấu một bước phát triển mới đối với trẻ sơ sinh. Các con cũng hoàn toàn quen thuộc với môi trường sống xung quanh, nhiều khả năng khác cũng dần phát triển hơn trước. Một vài bé còn có thể biểu cảm khuôn mặt như cười hay lẩm bẩm.

Vào giai đoạn này, giấc ngủ của bé dao động từ 15 tiếng trở lên. Lúc này trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 10 tiếng vào ban đêm và 5 tiếng vào ban ngày. 

Ngoài ra, bé cũng có thể chia nhỏ giấc ngủ thành 2 đến 3 lần trong ngày, thế nên mẹ không cần quá bận tâm về việc ngủ bao nhiêu là đủ ở thời điểm này của trẻ.

Tháng thứ 4, 5 và 6

Lúc này, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 2 đến 3 giấc trong một ngày. Chưa kể, giai đoạn này còn đánh dấu sự nhận biết về giấc ngủ ở trẻ. Các bé tự biết phân chia giấc ngủ và dành thời gian thức để chơi đùa nhiều hơn.

Được biết, tổng số thời gian ngủ ở trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi dao động từ 15 - 16 giờ, 6 -8 tiếng vào ban đếm và 2 - 3 giờ vào ban ngày (tùy trẻ sẽ chia thành 1 hoặc 2 giấc ngắn)

mẹ bỉm lo lắng về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ít hay nhiều tùy thuộc vào thể trạng của trẻ

Tháng thứ 6 - 9

Trẻ ở giai đoạn này đủ khả năng tiếp nhận các loại thực phẩm khác nhau. Đây cũng chính là thời điểm vàng để mẹ tập thói quen ăn dặm cho con. Cùng với nguồn dinh dưỡng mới, giấc ngủ của bé phần nào cũng sẽ có những thay đổi đáng kể.

Cụ thể, bé sẽ ngủ khoảng 2 giấc mỗi ngày, thời gian ngủ từ 12 - 14 tiếng. Trong đó, chiếm khoảng 10 -  12 tiếng vào ban đêm và 1 - 2 tiếng vào ban ngày.

Tháng thứ 9 – 12

Từ tháng 9 đổ lên, các bé dần phát triển tương đối toàn diện về cơ thể và khả năng nhận biết. Bé cũng phân biệt được giữa ngày và đêm, cùng các mốc thời gian khác nếu mẹ thường xuyên giao tiếp và dạy dỗ con. 

Trẻ từ 9 - 12 tháng có thời lượng ngủ trung bình là từ 10 - 12 tiếng mỗi ngày. Tổng giấc ngủ trung bình của các con là 2 giấc ban ngày và một giấc ngủ sâu vào ban đêm.

Lưu ý, một số bé có thể trạng tốt thường ngủ nhiều hơn tùy vào nhu cầu của bé. Thế nên, các mẹ không cần lo lắng về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh quá nhiều.

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Lúc này, bé đã phát triển toàn diện về mặt thể chất và cơ thể. Trẻ cũng nhận biết được giữa người quen - người lạ và thế giới xung quanh. 

Được biết, tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này sẽ dao động từ 10 - 12 tiếng mỗi ngày. Số giấc ngủ trung bình thường là 2 đến 3 giấc ( 1 giấc ngủ sâu vào đêm và 2 giấc ngắn vào ban ngày). Mỗi ngày, bé dành khoảng 2 tiếng cho các giấc ngủ ngắn. Càng lớn, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cũng dần ít đi và ổn định hơn.

Các vấn đề về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Không buồn ngủ khi đi ngủ

Điều này được lý giải nôm na là do "đồng hồ sinh học" của bé không đồng bộ với 24 giờ trong ngày. Tuy nhiêu, điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần đánh giá cao chính là "tầm quan trọng của việc ngủ vào ban đêm". Nếu lơ là điều này vô hình chung sẽ trở thành một "trận chiến" đầy khó khăn trong quá trình chăm sóc con của các mẹ. 

Theo tìm hiểu, hầu hết các trẻ sơ sinh đều không thể phát triển nhịp sinh học một cách mạnh mẽ. Bởi, phần lớn điều do nội tiết tố điều khiển cho đến khi các bé đủ 12 tuần tuổi, nhưng vẫn có một số trường hợp lại mất nhiều thời gian hơn.

Tuy nhiên, các mẹ bỉm có thể cho rằng đây là thứ phát triển mà chúng ta phải chờ đợi nhưng điều này hoàn toàn sai. Chúng ta có thể tự điều chỉnh nhanh hơn để giúp trẻ sớm tránh được một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ sau này.

đôi khi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không theo chuẩn

Đôi khi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ có chút vấn đề, tuy nhiên cũng không đáng quan ngại mấy 

Cách khắc phục trường hợp này như sau: 

  • Hỗ trợ bé thức dậy cùng một thời điểm vào mỗi sáng và cho bé tiếp xúc với ánh sáng ban ngày (sáng và chiều).
  • Cho bé tham gia các hoạt động thường ngày (Nhịp sống xã hội sẽ dễ dàng giúp con thiết lập đồng hồ sinh học bên trong).
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trước và trong khi đi ngủ, đặc biệt là ánh đèn Led.

Khó ngủ hay mất nhiều thời gian để ngủ

Theo nghiên cứu, nếu khoảng thời gian trước khi đi ngủ của bé trở nên quá hào hứng, chơi đùa vui vẻ sẽ gây kích thích hệ thần kinh giao cảm (hệ thống phụ trách giữ cho trẻ tỉnh táo) và dẫn đến khó ngủ.

Ngoài ra, việc cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử sẽ khiến bé mất rất nhiều thời gian để đi ngủ vào ban đêm. Những đứa trẻ này cũng sẽ có thời gian ngủ ngắn hơn bình thường và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Vì thế các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên dành 2 - 3 tiếng trước thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để bé có thể yên tĩnh và thư giản.

Vậy giải giáp ở đây là gì? - Chúng ta nên thận trọng với thời gian sử dụng thiết bị của bé. Các mẹ cũng nên tránh làm cho bé phấn khích và cân nhắc việc đưa ra một thói quen "nhẹ nhàng" trước khi ngủ.

Có thể thấy, học cách điều khiển thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc "thiên thần nhỏ". Trên đây là bài viết thể hiện đầy đủ và chi tiết mọi thắc mắc về giờ giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Nhờ đó, các mẹ không cần phải lăn tăn quá nhiều về thời gian ăn ngủ ở trẻ.

Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng mỗi trẻ đều có thể trạng khác nhau, vì thế phải tìm hiểu thật kỹ bé yêu của bạn rõ hơn để tránh trường hợp ép buộc bé bạn nhé.

Xem thêm bài viết tại đây:

7 chuyện "hoang đường" về giấc ngủ trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ ly bì là dấu hiệu bình thường hay là nguy hiểm

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mẹ đã biệt chưa