Táo Bón Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không?

Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến nhưng thường làm nhiều phụ huynh lo lắng. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm, nếu không được khắc phục kịp thời, táo bón kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Sa Trực Tràng: Táo bón không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến sa trực tràng, tình trạng một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị lộn ra ngoài qua hậu môn, gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt của trẻ.
  • Nứt Kẽ Hậu Môn: Phân tích tụ lâu ngày, trở nên cứng và khô, gây tổn thương niêm mạc hậu môn khi đi qua, dẫn đến nứt kẽ hậu môn, khiến trẻ đau đớn và khó chịu.
  • Viêm Ruột, Tắc Ruột: Phân ứ đọng trong ruột có thể gây viêm hoặc tắc ruột, nguy hiểm hơn là bục ruột, kèm theo các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, không xì hơi được.
  • Tích Tụ Độc Tố: Phân không được đào thải ra ngoài sẽ làm chất độc tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường


Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón bố mẹ nên biết


Trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón nếu không phải do bệnh lý thì bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp khắc phục cho con tại nhà như sau:


Massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột


Thực hiện massage bụng cho trẻ là cách được nhiều bố mẹ áp dụng khi thấy con bị táo bón. Các động tác massage bụng sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, tăng tần suất đi ngoài của trẻ. Mẹ có thể massage theo chiều kim đồng hồ hay massage kiểu “I Love You”, tuy nhiên lưu ý không massage cho con khi bé vừa bú xong sẽ khiến cho con dễ bị nôn trớ, thậm chí gây ra lồng ruột.


Ngâm hậu môn cho trẻ bằng nước ấm


Ngâm hậu môn cho bé với nước ấm cũng là cách giúp trẻ cải thiện chứng táo bón, do nước ấm giúp kích thích cơ vòng hậu môn. Bố mẹ hãy áp dụng phương pháp này từ 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút sẽ giúp trẻ đi ngoài nhanh hơn.


Thay đổi chế độ ăn cho trẻ bị táo bón


Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Người mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước và cho con bú thật nhiều. Bởi sữa mẹ có tới 70% là nước nên cho con bú thường xuyên sẽ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể và giảm nguy cơ táo bón cho bé.


Với trẻ dùng sữa công thức: Trẻ bú sữa công thức sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn bé bú mẹ hoàn toàn, bởi sữa công thức chứa nhiều dinh dưỡng, quá trình hấp thu và chuyển hóa sẽ chậm hơn. Nếu bé bị táo bón do sữa công thức, mẹ nên xem lại cách pha sữa hoặc tham khảo đổi sữa cho bé với sữa mát hơn.


Bổ sung men vi sinh cho bé sơ sinh tiêu hoá kém


Với những bé có biểu hiện tiêu hoá kém, các mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm probiotic cho trẻ sơ sinh probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn là cách ổn định tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ nhanh chóng. Men vi sinh sẽ cung cấp hàm lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp trẻ đi ngoài nhanh hơn, giảm các dấu hiệu bị táo bón do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khỏi các tác nhân gây hại. Cho con uống men vi sinh mỗi ngày sẽ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé.


Với những thông tin cung cấp như trên, chắc hẳn bố mẹ đã giải đáp được băn khoăn táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và các biện pháp cải thiện cho con thế nào rồi. Để bé có hệ tiêu hóa hoạt động tốt và phòng tránh bị táo bón, bố mẹ nên duy trì cho con dùng men vi sinh đều đặn mỗi ngày.