Các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm ba mẹ cần chú ý

Những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm ba mẹ cần chú ý

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ rất dễ phát hiện. Các dấu hiệu thường xuất hiện sau khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc trong vòng vài giờ đến không quá 48 giờ. Bé sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn ngay lập tức, thậm chí có thể nôn ra máu nếu nặng, kèm theo đau bụng và tiêu chảy nhiều lần. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt cao trên 38 độ hoặc không sốt.


Đặc biệt, các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ dưới 5 tuổi thường nghiêm trọng hơn. Trẻ có thể bị mất nước và điện giải do nôn và đi ngoài nhiều lần, dẫn đến trụy tim mạch. Do đó, ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu mất nước ở trẻ như:


Nôn nhiều lần


Đi ngoài phân lỏng nhiều lần


Khô miệng


Mắt trũng


Mạch nhanh, thở nhanh


Cơ thể mệt lả, có thể co giật


Nước tiểu ít, sẫm màu


Xem thêm:Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường


Cách sơ cứu bé bị ngộ độc thực phẩm ba mẹ cần ghi nhớ


Ngay khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thực phẩm; ba mẹ cần chú ý ngưng cho bé ăn/ uống món đó. Đồng thời nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp bé nôn ói; ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé nằm ngửa ra. Bởi điều này có thể dẫn tới các chất nôn sặc lên mũi; trôi xuống phổi… Từ đó gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.


Trong trường hợp bé nôn gấp bị sặc lên mũi, ba mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy các chất nôn ra khỏi đường hô hấp của bé. Sau khi bé nôn, hãy cho bé súc miệng cùng nước lọc và nghỉ ngơi.


Cho bé nằm nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng mất nước. Từ đó thực hiện phương páp bù nước cho bé. Ba mẹ có thể cho bé uống dung dịch Oresol với liều lượng thích hợp. Điều này sẽ cung cấp lượng điện giải cần thiết cho bé.


Nếu bé sốt cao; ba mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng paracetamol 10 – 15mg/ kg/ lần; mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.


Nếu cần xét nghiệm, mẹ hãy giữ lại phần thức ăn và chất nôn của trẻ để phục vụ quá trình chẩn đoán.


Trường hợp nào ba mẹ nên đưa bé đi bác sĩ?


Ngộ độc thực phẩm vốn là một vấn đề xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Và với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu; tình trạng này còn gây ra nhiều hệ luỵ có hại hơn. Ngay khi phát hiện bé bị ngộ độc thực phẩm, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện thăm khám ngay. Đặc biệt, một số dấu hiệu nặng ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé ba mẹ cần chú ý là:

  • Nôn mửa kéo dài trên 12h
  • Tiêu chảy đi kèm sốt cao
  • Đau bụng dữ dội, không có dấu hiệu cải thiện khi bé đi tiêu
  • Phân có lẫn máu
  • Nôn ra máu
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết bé bị ngộ độc thực phẩm và cách xử trí kịp thời các mẹ cần lưu ý áp dụng khi bé gặp vấn đề sức khỏe.

Để phòng ngừa và chăm sóc tiêu hóa cho bé, các mẹ nhớ cho bé ăn chín uống sôi, chế biến các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra mẹ cũng nên thiết lập thực đơn dinh dưỡng khoa học và đa dạng thực phẩm cho bé. Bên cạnh đó, với những bé gặp các vấn đề do tiêu hóa kém, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là giải pháp bổ sung thêm lượng lợi khuẩn dồi dào. Chúng sẽ hỗ trợ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột; hạn chế các vấn đề do loạn khuẩn đường ruột gây ra.


Nhờ bổ sung men lợi khuẩn đúng cách sẽ hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ khoẻ mạnh; hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng cần thiết và phát triển toàn diện. Đồng thời, phương pháp này còn tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khoẻ cho bé tối đa!