Mọi sự phát triển bất thường của trẻ nhỏ luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, vì thế trang bị kiến thức là điều ba mẹ cần làm. Một trong những vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay là: Trẻ 3 tháng mọc răng sớm có ảnh hưởng tới sự phát triển?
Thông thường, bé từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng. Thông thường sẽ bắt đầu với 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới. Sau đó, cho tới khi bé khoảng 30 tháng tuổi sẽ hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Tới 5 – 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu rụng. Đây là lúc bé bắt đầu bước tới giai đoạn tiếp theo là thay răng vĩnh viễn.
- Bé bị chảy nước dãi nhiều
- Trẻ có hiện tượng nghiến nướu, gặm ngón tay
- Cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, dễ kích động.
- Bé bị rối loạn tiêu hoá nhẹ như đi phân lỏng
- Trẻ thường bị sốt nhẹ
- Ăn uống kém, bé có thể bị chậm tăng cân hoặc sụt cân.
- Phần nướu của bé có hiện tượng sưng, tấy đỏ, loét nhẹ.
Các dấu hiệu bé mọc răng sớm sẽ xuất hiện trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày; sau đấy sẽ tự hết. Nếu những hiện tượng này xuất hiện ở bé 3 – 4 tháng tuổi; ba mẹ hãy theo dõi và để ý sau 1 vài ngày. Nếu sau đó bé có răng nhú lên thì đó chính là bé mọc răng sớm.
- Yếu tố di truyền: Đa phần bé mọc răng sớm đều di truyền từ bố mẹ hay người thân trong gia đình.
- Yếu tố dinh dưỡng: Đây là yếu tố rất quan trọng; ảnh hưởng hàng đầu tới sự phát triển của bé. Nếu giai đoạn sơ sinh bé bú kém, không được bổ sung sữa mẹ đầy đủ thì khả năng răng mọc chậm cũng cao hơn.
- Trẻ thiếu vitamin D và canxi: Việc mọc răng sớm hay muộn của bé phụ thuộc lớn vào hàm lượng vitamin D và canxi trong cơ thể.
Như vậy, tình trạng trẻ 3 tháng mọc răng hoàn toàn không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé. Trong giai đoạn bé mọc răng; điều ba mẹ cần chú ý hơn cả chính là làm sao để bé mọc răng được chắc khoẻ, cứng cáp. Khi nhắc tới những điều này, đa phần mọi người đều nghĩ ngay tới bổ sung canxi cho bé. Tuy nhiên, một dưỡng chất khác có vai trò quan trọng không kém là vitamin D3.