90% trẻ bị thiếu sắt và kẽm trong giai đoạn ăn dặm vì mẹ cho con ăn thịt quá muộn. Vậy, thời điểm thích hợp nên cho trẻ bổ sung thịt là khi nào và nên cho con ăn bao nhiêu là đủ?



Rau xanh, củ quả rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ nhưng thịt cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của bé. Thịt là nguồn cung cấp protein, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho nền tảng sức khỏe dẻo dai. Vậy, với các trẻ trong độ tuổi tập ăn dặm, khi nào thì bé có thể thêm thịt vào trong bữa ăn hàng ngày của mình?



Trẻ nhỏ bắt đầu chế độ ăn dặm kể từ 6 tháng tuổi. Thực phẩm nên bắt đầu cho trẻ cũng thay đổi theo từng tháng tuổi. Ban đầu là bột gạo giàu sắt 1-2 tháng đầu, sau đó đến thịt đỏ, lòng đỏ trứng, gan động vật và cá. Như vậy, kể từ tháng thứ 7, trẻ nhỏ đã có thể bắt đầu ăn thịt. Tuy nhiên, việc chọn loại thịt nào phù hợp cho con cũng là điều quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.



Loại thịt phù hợp theo từng tháng tuổi của trẻ



1. 7 tháng tuổi: Thịt đỏ + gan động vật





Thịt đỏ bao gồm thịt và gan động vật. Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu; gan động vật là gan lợn và gan gà.



Thịt bò rất giàu protein, kẽm, sắt, các vitamin và khoáng chất. Trong 100g thịt bò có đến 28g protein, vitamin như B2, B6, magie, kali. So với các loại thịt khác, thịt bò có nhiều năng lượng hơn, cung cấp khoảng 280kcal cho trẻ.



Gan động vật rất giàu protein, vitamin A và chất sắt. Tùy thuộc vào loại động vật mà chúng sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Gan dùng phổ biến nhất là gan lợn và gan gà. Trong 100g lợn có đến 25mg sắt, 21,3g protein, vitamin A.



Như vậy, thịt bò và gan động vật là nguồn thực phẩm giàu chất sắt , kẽm và vitamin A cho trẻ ăn dặm. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của trẻ khi bé được 7 tháng tuổi, tức qua 1 tháng tập làm quen với bột ngọt như bột gạo sữa, bột rau củ.



2. 8 tháng tuổi: Thịt gia cầm + cá





Ngạn ngữ Trung Hoa có câu "Bốn chân không tốt bằng hai chân, hai chân không tốt bằng không có chân". Nói như vậy là vì thịt gia súc sẽ không tốt bằng thịt gia cầm và thịt gia cầm không tốt bằng thịt cá. Thịt gia cầm là thịt gà, thịt vịt,... Còn thịt cá chỉ chung cho các loại cá, hải sản giàu dinh dưỡng như cá hồi, mực,...



Thịt gà rất giàu protein và sắt. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho trẻ ăn dặm. Đặc biệt, ức gà là bộ phận giàu protein nhất lại rất ít chất béo có hại. Phần sắt có nhiều trong phần đùi gà nhưng lại chứa nhiều chất béo.



3. 9 tháng tuổi: Tôm





Tôm có hàm lượng protein cao, cùng với đó là các chất sắt, vitamin B12 và axit béo Omega, selen và lượng canxi dồi dào. Trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi, 18,4g protein, 1/3 hàm lượng selen cần thiết trong ngày.



Thịt của tôm rất mềm, ngọt và bổ dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên chúng lại dễ gây dị ứng với một số trẻ có cơ địa đặc biệt. Do vậy, khi thêm vào chế đọ ăn dăm cho trẻ, mẹ nên cho con thử một lượng nhỏ và quan sát phản ứng và tăng dần khi trẻ không có dấu hiệu bị dị ứng với thực phẩm này.



4. Tháng thứ 10: Các loại cá





So với các loại cá biển sống ở tầng nước cạn thì các loại cá biển sống ở tầng nước sâu có hàm lượng DHA và EPA cao hơn. Tuy nhiên, không phải loại cá biển nào sống ở tầng nước sâu cũng phù hợp cho trẻ sơ sinh. Một số có thể nhiễm thủy ngân không phù hợp với trẻ nhỏ. Do đó, an toàn hơn cho trẻ các bố mẹ thường chọn cá hồi và các loại cá nhỏ khác nhưng giàu Omega-3 như cá hồi, cá lóc, cá basa. Cá là thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm ở 9 tháng tuổi. Thuy nhiên, cũng như tôm, một số trẻ có thể dị ứng với nó. Thế nên mẹ phải chú ý theo dõi phản ứng của trẻ sau bữa ăn và phải dừng lại nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng.



Nhu cầu thịt mỗi ngày của trẻ trong giai đoạn ăn dặm



1. 7 - 9 tháng tuổi



Cá và gia cầm: 50g mỗi ngày



Cách chế biến: Mẹ nên băm nhuyễn để con dễ tiêu hóa.



2. 10 - 12 tháng tuổi



Cá và gia cầm: Duy trì 50g mỗi ngày



Cách chế biến: Thái lựu hoặc nghiền nát thịt cá, thịt lợn,...



3. 1 - 2 tuổi



Cá và thịt gia cầm: Nhu cầu mỗi ngày của trẻ cần 50 - 75g



Chế biến: Mẹ nên thái thành từng miếng trước khi chế biến.



4. 2 - 3 tuổi



Cá và thịt gia cầm: 75 - 100g mỗi ngày.



Chế biến: Mẹ nên chế biến thịt thành dạng viên.



Lưu ý cho trẻ ăn thịt đúng cách



- Thay vì chiên thịt sẽ nhiều dầu mỡ và làm giảm đi các chất dinh dưỡng, mẹ nên chế biến hấp hoặc kho.



- Nhiều mẹ cho rằng cá giúp tăng cường trí não cho bé nên chỉ cho trẻ ăn cá. Kỳ thực, điều này không đúng. Hàm lượng thịt và kẽm có trong thịt lại rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Các chất dinh dưỡng trong thịt dễ hấp thu hơn. Vậy nên, mẹ cần giúp trẻ cân bằng các chất dinh dưỡng, không để trẻ ăn quá nhiều chất này hoặc ít chất kia hơn.



- Mẹ nên tập cho con thích nghi với thịt và ăn tăng dần khi bé đã quen.



- Mẹ có thể trộn rau để làm thức ăn bổ sung để bé không kén ăn, đồng thời giúp con cân bằng dinh dưỡng để hỗ trợ phát triển toàn diện.



Trẻ nên ăn phần nào của thịt?



- Thịt bò và thịt lợn thì tốt cho bé sơ sinh.



- Thịt gà, mẹ nên cho trẻ ăn phần ức vì đây là phần có nhiều protein, ít chất béo, trong phần đùi cũng giàu protein nhưng lượng chất béo lại cao.



- Phần thịt cá, mẹ nên chọn phần thịt mềm và tươi.



Thịt bé không thể ăn ?



Thịt cung cấp hàm lượng sắt, kẽm rất dồi dào cùng nhiều vitamin, khoáng chất và các chất cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nhưng có những loại thịt sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 4 loại thịt, mẹ không nên cho trẻ ăn.



- Các sản phẩm thịt hộp



- Các loại thịt muối



- Thịt viên nhân tạo



- Thịt nướng.



Riêng các trẻ có niềm yêu thích đặc biệt với thịt không phải là điều xấu. Tuy nhiên, mẹ nên quan tâm vấn đề trọng lượng cơ thể của bé để điều chỉnh lượng thịt phù hợp nhất.



Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ trang bị thêm kiến thức chăm con thật khỏe mạnh. Ngoài ra, để phòng chống tình trạng trẻ bị thiếu sắt và kẽm thì chế độ ăn uống khoa học của người mẹ trong thời gian mang thai cũng rất quan trọng. Vậy nên, trong thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung đủ sắt và kẽm.


Nguồn: Sohu.com