Giai đoạn từ khi mới sinh ra cho đến khi được 1 tuổi do cơ thể còn non yếu nên trẻ thường dễ mắc các bệnh vặt. Chính vì vậy, bố mẹ cần biết các bệnh mà con dễ mắc phải để phòng bệnh và chăm sóc con tốt hơn:


Cảm lạnh: Vì miễn dịch còn non nớt nên bé không thể chống chọi lại virus gây ra bệnh cảm. Hơn nữa, do thường xuyên sử dụng tay và miệng để khám phá mọi thứ, làm cho virus gây cảm có nhiều cơ hội “xâm nhập” vào hệ thống miễn dịch của bé. Dấu hiệu thường gặp của cảm lạnh là sổ mũi (với nước mũi trong, hơi vàng hoặc hơi xanh), hắt hơi và có thể cả ho hay sốt nhẹ.


Hăm tã: Hăm tã là hiện tượng khó tránh đối với các trẻ sơ sinh. Bất kỳ em bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị hăm tã. Nguyên nhân do nước tiểu trộn với vi khuẩn trong chất thải của bé sẽ chuyển thành dạng ammonia làm khó chịu cho da. Đặc biệt, khi bé bắt đầu ăn một loại thức ăn mới, thành phần “sản phẩm” và thời gian “đi ngoài” cũng thay đổi và gây ra hăm tã.

khám tai cho trẻ nhỏ - viêm tai giữa hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần


Viêm tai: Viêm tai dễ xuất hiện nếu bé có tiếp xúc với khói thuốc hoặc bú bình khi bé đang nằm. Sử dụng núm vú giả kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tai. Thậm chí, thỉnh thoảng viêm tai cũng đột nhiên xuất hiện mà không có lý do cụ thể. Dấu hiệu của viêm tai là bé thay đổi hành vi đột ngột (như khóc và khó chịu), sốt, buồn nôn, mệt mỏi, bé thường kéo hoặc xoa tai (đối với những bé lớn).


Tiêu chảy: Không như phân lỏng bình thường, tiêu chảy diễn ra thường xuyên và lỏng hơn, đôi khi cũng có mùi rất hôi. Những bé bú sữa mẹ thường có phân mềm nhưng vẫn mang hình dạng đặc trưng. Phân có mùi như bơ sữa hoặc không có mùi. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và thường đi kèm với những cơn đau quặn.


Nôn mửa: Viêm dạ dày, viêm ruột do virus, viêm đường tiết niệu, viêm tai… hoặc vấn đề với việc ăn quá nhiều có thể là lý do làm bé bị nôn mửa. Một số khả năng khác bao gồm dị ứng, ngộ độc, ho hoặc khóc quá nhiều.