Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ là lúc mẹ cần phải tập trung hết nguồn lực để giúp con đạt được mức tăng trưởng tối ưu nhất.



Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất đúng thời điểm và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt chiều cao tối ưu. Vậy đâu mới là thời điểm thích hợp nhất để thúc đẩy chiều cao của con phát triển đạt chuẩn?



Nuôi con, cho ăn uống đầy đủ, bổ sung canxi hàng ngày mà con cứ mãi chẳng phát triển chiều cao, nhiều mẹ lo lắng như ngồi trên đống lửa, sợ con sau này không được cao thì bao công sức chăm bẵm của mẹ cũng đổ sông đổ bể. Thế nhưng chiều cao của con, ngoài dinh dưỡng ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các mẹ nhé.





1000 ngày đầu đời và tuổi dậy thì là 2 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet




Gen di truyền



Nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội thì con cũng sẽ cao, và ngược lại. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, trong thực tế thì điều này chỉ đúng một cách tương đối mà thôi. Có cha mẹ cao nhưng con lại thấp bé, bên cạnh đó, có cha mẹ chiều cao khiêm tốn nhưng con vẫn cao lớn bình thường.





Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Ảnh: Internet




Dinh dưỡng



Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ. Chiều cao của trẻ phụ thuộc 23% vào gen di truyền nhưng lại phụ thuộc đến 32% vào chế độ dinh dưỡng.



Quá trình vận động



Những trẻ thường xuyên chạy nhảy, vận động sẽ có khung xương chắc khỏe và hài hòa. Khi vận động, chơi thể thao, trẻ không chỉ khỏe mạnh mà còn tăng trưởng chiều cao hiệu quả.



Yếu tố môi trường và xã hội



Môi trường sống và xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Trẻ em sinh ra trong gia đình khó khăn, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần thường sẽ yếu ớt, chiều cao hạn chế hơn những trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ vật chất, tinh thần, môi trường sạch sẽ, có đủ ánh sáng và nước sạch, thực phẩm an toàn.



Thực trạng sức khỏe của trẻ



Nhiều trẻ có cha mẹ cao, chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng trẻ vẫn thấp lùn, nguyên nhân có thể là do trẻ mắc một số bệnh khiến hạn chế chiều cao.



Hiểu được những điều này, các mẹ nào có con hơi “thấp bé” thì cũng đừng tự trách mình nữa nhé! Việc cần làm bây giờ là hãy tăng cường dinh dưỡng cho con đầy đủ 4 nhóm chính: bột, béo đạm, vitamin. Đồng thời khuyến khích con tăng cường vận động, đặc biệt là các môn thể thao như bóng rổ, nhảy dây… để kéo chiều cao của con đạt được mức tối đa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu tâm xem con có bị mắc một số bệnh về tuyến giáp, rối loạn di truyền… hay không. Nếu có, phải tích cực chữa trị cho con khi còn kịp nhé!



Bên cạnh việc tìm hiểu 4 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con, cha mẹ hãy lưu ý hai thời điểm quan trọng cần bổ sung dinh dưỡng cho con cũng như khuyến khích con vận động, cho con môi trường sống trong lành, thực phẩm an toàn để con cao lớn khỏe mạnh. Có 2 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ.



Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng



Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ. Nó sẽ quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo.





Giai đoạn 1000 ngày đầu đời quyết định 60% khả năng tăng trưởng của trẻ trong tương lai. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet




Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Khi bé tròn 1 tuổi, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.



Sau 2 tuổi, ở cả bé trai và bé gái, bé tăng khoảng 6,2cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Tuy nhiên, việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao khi bé bước vào giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ thứ hai, giai đoạn tuổi dậy thì.



Giai đoạn dậy thì



Lứa tuổi dậy thì được tính là từ 12-18 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ sẽ đạt đỉnh tốc độ tăng trưởng chiều cao. Trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó. Tốc độ tăng trưởng ở độ tuổi này cũng có sự khác nhau theo giới tính:



- Bé gái sẽ tăng 10cm chiều cao mỗi năm vào giai đoạn 10 tuổi và tốc độ này tăng dần đến khi đạt 15cm mỗi năm, lúc bé 12 tuổi.



- Bé trai, mỗi năm bé sẽ tăng 10cm từ khi 12 tuổi và đạt đỉnh tối đa 15cm mỗi năm khi bé 14 tuổi.





Tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất ở bé là từ 8-17 tuổi. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet




Giai đoạn phát triển chiều cao mạnh nhất theo giới tính của bé



Ở bé gái, giai đoạn phát triển chiều cao mạnh nhất là từ 8-17 tuổi. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở bé gái sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi. Ở bé trai, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ giảm dần trong khoảng 17 tuổi.



Từ khi trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên, kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm.



Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.



Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển



Protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iod và kẽm là những chất dinh dưỡng chính giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao. Hormone GH và các hormone sinh dục cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước.



Các thực phẩm giúp phát triển chiều cao:



Đậu nành


Sữa và các chế phẩm từ sữa


Sữa chua


Hải sản


Rau bina


Cà rốt


Trứng


Yến mạch


Trái cây


Thịt gà


Các loại hạt giàu lysine (hạt dẻ, lạc, hạnh nhân…)


Những thực phẩm kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ:



Đồ ngọt


Tinh bột


Thức ăn nhiều dầu mỡ


Nước uống có ga


Thị bò


Thực phẩm nhiều muối