Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi nhổ răng bạn nên trồng lại càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của khuôn hàm.
Vì sao cần phải trồng lại răng?
Chúng ta có bộ răng rất khỏe. Hai răng nanh nhọn và sắc để kẹp và xé thức ăn. Các răng cửa dùng để cắn. Răng hàm và răng tiền hàm dùng để nhai và nghiền thức ăn.
Vì thế, việc mất răng ít nhiều đều có thể làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm, khiến bạn ăn nhai khó khăn hơn. Lâu dài, có thể gây biếng ăn và các vấn đề liên quan như sút giảm cân nặng, suy dinh dưỡng...
Ngoài việc sử dụng để ăn nhai, răng còn có chức năng thẩm mỹ và phát âm. Mất răng, đặc biệt là các răng ở phía trước như răng cửa và răng nanh, ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của gương mặt.
Mất răng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của cung hàm
Mọi người rất dễ chú ý đến vị trí bị khuyết trên hàm răng, khiến bạn cảm thấy kém tự tin khi giao tiếp. Song song với đó, người mất răng cửa có thể gặp khó khăn khi phát âm "s", "th" hay "ch". Bởi vì, các âm này đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía sau răng cửa trên.
Mặt khác, sau khi mất răng, vùng xương hàm tại vị trí này không còn nhận được kích thích từ hoạt động ăn nhai sẽ thoái hóa và tiêu dần đi.
Hiện tượng này diễn ra theo cả chiều dọc và chiều ngang. Sự suy giảm kích thước xương hàm sẽ khiến nướu răng ngày càng tiêu hõm xuống, không còn đầy đặn như trước.
Các răng bên cạnh có xu hướng đổ nghiêng vào khoảng mất răng. Lâu dài, chúng có thể bị lung lay. Song song với đó, răng ở hàm đối diện mất đi sự nâng đỡ cần thiết sẽ trồi lên hoặc thòng vào khoảng mất răng, gây cản trở hoạt động nhai cắn.
Xô lệch răng do tiêu xương hàm
Chính vì thế, để tránh gặp phải các vấn đề trên, sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại.
Các phương pháp trồng răng giả sau khi nhổ răng
Tùy vào nhu cầu và điều kiện của bản thân, bạn có thể trồng lại chiếc răng đã nhổ bằng kỹ thuật cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.
Cấy ghép Implant:
Là quá trình bác sĩ đặt trụ Implant vào xương hàm của bệnh nhân và phục hình răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Tính đến thời điểm hiện tại, răng Implant là gần như là loại răng giả duy nhất có chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm tương đương răng thật.
Răng Implant gần như không có sự khác biệt với răng tự nhiên
Là một dãy các răng sứ được chế tạo liền kề. Cấu trúc này sẽ được gắn lên trên các răng thật đã được mài chỉnh để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung răng.
Chức năng ăn nhai của răng giả được trồng bằng phương pháp này khá cao, khoảng 60% – 70% răng tự nhiên. Khi bệnh nhân ăn uống, lực nhai sẽ trãi đều lên các răng trụ.
Là một tổ hợp gồm răng và nướu giả. Cấu trúc này được gắn trực tiếp lên nướu răng để lắp đầy khoảng trống bị thiếu khuyết trên cung hàm. Vì không có chân răng nên lực nhai của phương pháp này chỉ khoảng 30% – 40% răng tự nhiên.
Đặc điểm cơ bản của các phương pháp trên được thể hiện trong bảng sau:
Từ những thông tin trên, có thể thấy, cấy ghép Implant là phương pháp toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Nếu có điều kiện, bạn nên thực hiện phương pháp này để có hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.