Mẹ nỗ lực để trở thành “chuyên gia” trong việc cho con bú nhưng không làm quá no, tạo cho con một không gian ngủ thoáng mát, hạn chế tiếng ồn... nhưng vẫn không ngờ rằng mình đã bỏ qua một yếu tố khiến giấc ngủ của con bị gián đoạn, đó chính là mồ hôi trộm.

Mang đến một giấc ngủ chất lượng cho trẻ sơ sinh có thể nói là một trong những thách thức lớn đối với mẹ bỉm. Việc trẻ sơ sinh thức giấc giữa đêm không chỉ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng mà chính mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi. Giấc ngủ bị gián đoạn, về lâu dài còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do vậy, “điểm mặt” những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ là điều cần thiết mẹ nên làm để cải thiện giấc ngủ của con, sức khỏe của mẹ. Bên cạnh những lý do khiến thiên thần nhỏ quấy khóc về đêm, khó ngủ như: tình trạng quá đói, mắc các vấn đề về tiêu hóa (ợ hơi, đầy bụng), dị ứng với các loại vật dụng thô cứng... trẻ sơ sinh còn bị “đánh thức” bởi mồ hôi trộm. Đây là nguyên nhân mà phần lớn các mẹ thường không để ý đến.  

Mồ hôi trộm không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ

Mẹ biết không, để thích nghi với môi trường mới, thông thường trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ. Việc hiểu rõ về cơ chế giấc ngủ, những nguyên nhân tác động đến giấc ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Thời gian đầu sau sinh, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắt quãng và trẻ khó ngủ trở lại. Nghe đến đây, nhiều mẹ sẽ thầm nghĩ: “Đúng vậy! Khiến trẻ ngủ ngon và thẳng giấc chính là thử thách lớn nhất trong quá trình chăm sóc thiên thần nhỏ.” Mẹ sẽ không thể ngờ mồ hôi trộm lại là yếu tố gây cản trở, nhất là ở vùng lưng bụng, chính chúng là “kẻ trộm chuyên nghiệp” đánh cắp giấc ngủ quý giá của trẻ sơ sinh.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong sự phát triển hệ thần kinh và cảm xúc vào những tuần đầu tiên sau khi chào đời. Một giấc ngủ ngon hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao, trí tuệ; giúp cơ thể trẻ thư giãn, thoải mái; tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể để trẻ phát triển khỏe mạnh. Tổng thời gian trung bình của trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ là 16-20 giờ/ngày và giảm dần khi trẻ lớn lên. Trong đó, trung bình trẻ dành 5-8 giờ ngủ vào ban ngày, và số giờ còn lại trong “quỹ giấc ngủ” là dành cho ban đêm.

hình ảnh

Chất lượng giấc ngủ vào ban đêm đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ là vô cùng quan trọng.

Mẹ đừng mặc định rằng tình trạng đổ mồ hôi sinh lý ở trẻ sơ sinh là vấn đề cỏn con, không cần làm gì thì tác nhân phiền hà này cũng tự động biến mất nhé! Theo chuyên gia, tuy không phản ánh cho những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến bệnh lý, song trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm sinh lý cũng cần được theo dõi và chăm sóc đúng đắn. Một chút lơ là của mẹ vào khoảnh khắc con đổ mồ hôi ướt lưng cũng có thể khiến bé bị nhiễm lạnh, lâu dài còn gây nên những căn bệnh ngoài da khiến trẻ khó chịu, bứt rứt. Không chỉ khiến giấc ngủ bị gián đoạn mà tình trạng đổ mồ hôi trộm còn khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của thiên thần nhỏ bị ảnh hưởng.

Giải pháp giúp trẻ ngủ ngon hơn, mẹ yên tâm con luôn khỏe mạnh

Phần lớn thời gian của trẻ dành cho việc ngủ, khi ngủ thì phần lưng tiếp xúc với mặt phẳng giường, chăn đệm… cùng với thân nhiệt vốn cao từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi hơn và điển hình là vùng lưng bụng. Trẻ sơ sinh không thể chủ động thông báo cho mẹ về tình trạng đổ mồ hôi vùng lưng bụng, cũng như mẹ khó có thể thường xuyên kiểm tra và lau khô mồ hôi cho trẻ về đêm. Do vậy, để có thể giúp cho trẻ ngủ thẳng giấc, sức khỏe của mẹ không bị ảnh hưởng bởi việc thức khuya nhiều lần, mẹ cần giải pháp để giải quyết vấn đề đổ mồ hôi ở trẻ sơ sinh hiệu quả hơn. Trên thực tế, thân nhiệt trẻ sơ sinh vốn cao do quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ khiến trẻ thường xuyên đổ mồ hôi trộm. Do vậy mẹ cần lưu ý áp dụng một số bí quyết nhằm hạn chế làm tăng thân nhiệt của trẻ, đặc biệt trong lúc ngủ, giúp trẻ thoải mái hơn: giữ không gian phòng ngủ thông thoáng, điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ (lý tưởng 26oC), giảm số lượng quần áo/khăn quấn/vớ dùng cho trẻ...

Hiểu được những lo lắng của mẹ cũng như những khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm, Bobby cho ra mắt tã dán sơ sinh Bobby cải tiến đệm thun thấm mồ hôi với phần thiết kế mềm mại ôm vào cơ thể nhỏ nhắn của trẻ sơ sinh, thấm hút hiệu quả mồ hôi vùng lưng bụng của trẻ - vùng da mẹ thường ít phát hiện mướt mồ hôi khi trẻ nằm ngủ.

Tã dán sơ sinh Bobby đệm thun thấm mồ hôi với lớp đệm Công nghệ green tissue êm mềm giúp thấm khô tức thì mồ hôi trộm, chăm sóc vùng lưng và vùng bụng của bé luôn khô thoáng, trẻ sẽ ngủ ngon hơn. Áp dụng phương pháp đúng đắn nhằm chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm sẽ giúp cho trẻ ngủ ngon hơn, phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần.

hình ảnh

Tã dán sơ sinh Bobby cải tiến đệm thun thấm mồ hôi chính là “bảo bối” giúp mẹ chăm sóc vấn đề đổ mồ hôi trộm của con hiệu quả, quá trình chăm con thoải mái và nhiều niềm vui hơn.

hình ảnh

Nguồn do Bobby cung cấp