Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển toàn diện. Đây cũng là mục tiêu mà các mẹ hướng tới khi chuẩn bị bữa ăn dặm cho con. Vậy làm sao để cân đối các nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn dặm của trẻ? Nếu không cân đối giữa các nhóm dưỡng chất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ sau này?
Thế nào là một khẩu phần ăn dặm cân đối dinh dưỡng?
Các bậc phụ huynh cho rằng bữa ăn dặm chỉ cần có thịt, cá, rau củ,… là đủ đối với nhu cầu phát triển của trẻ, mà không chú ý đến việc cân đối tỷ lệ giữa các loại thực phẩm. Lâu dần trẻ sẽ bị thiếu hụt hoặc dư thừa các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng – Ths.BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư, một khẩu phần ăn dặm cân đối dinh dưỡng là bữa ăn có thể cung cấp đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị và đảm bảo được tính cân đối giữa các nhóm chất. Trong đó, số lượng và tỷ lệ các nhóm chất phụ thuộc vào thể trạng, hoạt động, giới tính và độ tuổi của trẻ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi về tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng là: chấtbột đường 40 - 57%, chất béo 30 - 40%, và chất đạm 13 – 20%.
Thế nào là một khẩu phần ăn dặm cân đối dinh dưỡng? (Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, trẻ cũng cần được cung cấp một lượng phù hợp và cân bằng các vitamin, khoáng chất cùng nhiều vi chất khác, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin D3, kẽm,... giúp đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn đầu đời.
“Tuy nhiên, khi tự nấu món ăn dặm cho bé, mẹ rất khó có thể đong đếm được tỷ lệ các nhóm chất trong từng khẩu phần ăn sao cho phù hợp với thể trạng và độ tuổi bé. Không chỉ vậy, việc chế biến sai cách có thể làm cho món ăn bị giảm hàm lượng hoặc thậm chí mất đi một số chất dinh dưỡng nào đó. Vì thế mẹ nên có kiến thức về dinh dưỡng hoặc được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng”, bác sĩ Quỳnh Thư nhấn mạnh.
Khẩu phần ăn không cân đối có hại hay không?
Việc cân đối tỷ lệ hàm lượng các nhóm chất dinh dưỡng đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì vậy, khi khẩu phần ăn không cân đối, rất nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
Nếu thiếu đạm, các cơ bắp và xương sẽ chậm phát triển, hệ miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển các hormone trong cơ thể và hoạt động của nhiều cơ quan khác.
Thiếu chất béo (một thành phần cực kỳ quan trọng trong cấu tạo tế bào thần kinh và não bộ) sẽ khiến cơ thể trẻ chậm hấp thu các vitamin tan trong dầu như A,D,E, K và một số chất chống oxy hoá, kéo theo sự chậm phát triển của não bộ, hormone, da, mắt và tóc,...
Khẩu phần ăn không đầy đủ và cân đối dinh dưỡng khiến trẻ không phát triển tối ưu. (Ảnh minh hoạ)
Quan trọng không kém là tinh bột, nếu thiếu tinh bột, trẻ sẽ thiếu nguồn năng lượng chính cho cơ thể, não bộ,… Mặt khác, nếu một trong 3 nhóm chất trên bị dư thừa sẽ là gánh nặng cho hệ tiêu hóa và có nguy cơ dẫn tới tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, các vi chất dinh dưỡng khác cũng cần được bổ sung đầy đủ và cân đối để phát triển cơ xương, thần kinh, trí não, sức khỏe tinh thần và khả năng miễn dịch cũng như hoàn thiện dần các bộ máy trong cơ thể. Thiếu hụt các vi chất này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé trong hiện tại và tương lai.
Trẻ tiêu hoá khoẻ, cao lớn mỗi ngày
Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã được bổ sung cân bằng các nhóm dưỡng chất nhưng trẻ vẫn còi cọc, chậm phát triển. Tình trạng này thường xuất phát từ hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, khi khả năng tiếp nhận - hấp thu – chuyển hóa – thải trừ thực phẩm kém hoặc bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do một nguyên nhân nào đó. Hấp thu kém hay tiêu hóa không tốt đều có thể làm trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa.
Bổ sung lợi khuẩn chính là giải pháp được ưu tiên để nâng cao sức khỏe đường ruột ở trẻ nhỏ, giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn vi khuẩn có hại phát triển. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng bổ sung lợi khuẩn giúp ngăn ngừa tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non, đau bụng ở trẻ nhỏ,... Tuy nhiên, những món ăn thông thường được chế biến ở nhiệt độ cao không giữ lại được lợi khuẩn, bởi chúng bị phá hủy ở khoảng 46 độ C. Do vậy, trẻ cần được bổ sung lợi khuẩn đều đặn từ các nguồn thực phẩm bên ngoài.
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh giúp bé ăn ngon miệng, hấp thu tốt hơn. (Ảnh minh hoạ)
Để hỗ trợ bé có một chế độ dinh dưỡng cân đối và hệ tiêu hoá khỏe trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm, bột ăn dặm Vinamilk Ridielac Gold là một trong những giải pháp được nhiều mẹ tin chọn. Đây là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và bổ sung đầy đủ và cân đối tỷ lệ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho bé ăn dặm – chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, với tỷ lệ phù hợp theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. Ngoài ra, bột ăn dặm Ridielac Gold còn chứa hơn 1 tỷ lợi khuẩn* giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ bé ăn ngon, tiêu hoá và hấp thu tốt.
Đặc biệt, Ridielac Gold có đa dạng 10 vị ngọt – mặn như Gạo Sữa, Yến Mạch Sữa, Bò Rau Củ, Cá Hồi Bông Cải Xanh, Heo Bó Xôi, … giúp mẹ có nhiều lựa chọn, dễ dàng thay đổi món và tiết kiệm thời gian hơn khi chuẩn bị món ăn dặm cho bé.
Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Vì vậy các bố mẹ hãy cùng con đồng hành qua giai đoạn này bằng một chế độ dinh dưỡng cân đối, giúp bé vừa có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh vừa phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.
Các mẹ hãy khám phá ngay lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng về những lầm tưởng phổ biến trong ăn dặm tại đây nhé!
*Bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM trong 200g sản phẩm tại thời điểm đóng gói.
BB-12TM là thương hiệu của Chr. Hansen A/S.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.
Đơn vị chịu trách nhiệm sản phẩm: Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Vinamilk
Địa chỉ: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguồn do nhãn hàng Redielac cung cấp