Bé Bích Phương (7 tuổi, TP.HCM) thường xuyên bị té ngã, khi đi lưng không thẳng và người hay bị đổ về phía trước. Đưa con đến phòng khám ACC để kiểm tra, gia đình bất ngờ khi biết cột sống của Phương bị vẹo nặng, là hậu quả của chứng bàn chân bẹt không được điều trị kịp thời.
Bệnh cong vẹo cột sống nặng, bắt nguồn từ hội chứng bàn chân bẹt
Tại Phòng khám ACC Quận 1 (TP.HCM), sau khi kiểm tra tổng thể về cơ xương khớp cho Bích Phương, bác sĩ Tim Gallivan nhận thấy bé bị hội chứng bàn chân bẹt độ 2. Hơn thế nữa, cột sống của bé bị cong vẹo, các đốt xương bị xoay lệch, độ cong vẹo của bé là 12 độ, khá nghiêm trọng ở tuổi của bé.
Bác sĩ Tim Gallivan điều trị cong vẹo cột sống cho bé Phương (Ảnh: Lê Hoàng)
“Đây là tình trạng đặc thù mà chúng tôi thường gặp tại phòng khám. Bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bàn chân là nền móng của cột sống, khi nền móng không vững chắc sẽ ảnh hưởng đến sự sai lệch cơ thể phía trên. Ngoài ra, khi chân bị bẹt sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đi đứng hằng ngày, dẫn đến mất cân bằng, chân cao chân thấp, lệch hông và sau đó là cong vẹo cột sống”, bác sĩ Tim Gallivan phân tích.
Đầu tiên, bác sĩ Tim kết hợp cùng các kỹ thuật viên với sự hỗ trợ của hệ thống máy chuyên dụng tại ACC để kiểm tra chính xác mức độ bẹt chân của bé. Sau đó bác sĩ chỉ định làm đế chỉnh hình bàn chân theo công nghệ CAD-CAM của Thụy Sỹ. Đế giày sẽ hỗ trợ phát triển vòm bàn chân theo thời gian. Ở độ tuổi của bé Phương, thời gian mang đế sẽ lâu hơn, tuy nhiên việc tập luyện các bài tập và massage bàn chân sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Để điều trị tình trạng cong vẹo cột sống cho bé, bác sĩ Tim lựa chọn phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic), điều chỉnh các đốt xương dọc cột sống và chương trình Phục hồi chức năng chuyên biệt cho vẹo cột sống để cân bằng các cơ và khớp.
Lưng thẳng, chân vững nhờ kiên trì điều trị bằng Chiropractic
Sau 18 buổi điều trị Chiropractic kết hợp phục hồi chức năng trong 6 tuần, tình trạng cong vẹo cột sống của bé đã giảm từ 12 độ xuống còn 4 độ, lưng thẳng hơn trước rất nhiều và không còn hiện tượng bị đổ về phía trước. Còn với bàn chân bẹt, sau một thời gian kiên trì mang đế chỉnh hình y khoa kết hợp massage bàn chân và tập luyện, bé Bích Phương đã vững vàng, mạnh mẽ trong từng bước đi của mình.
Nhìn con đi lại, chạy nhảy thỏa thích với bạn bè, mẹ bé mỉm cười hạnh phúc vì dù muộn nhưng cũng đã tìm đúng nơi để điều trị cho bé.
Bích Phương sau 15 tháng điều trị đã có thể đi vững và thẳng lưng (ảnh: Lê Hoàng)
“Trước đó tôi cũng tìm hiểu nhiều cơ sở y tế, nhưng ACC là nơi tôi thấy chuyên nghiệp, các bác sĩ tận tâm giàu chuyên môn, phương pháp trị liệu tiên tiến không xâm lấn và hệ thống máy móc hiện đại. Tôi rất yên tâm và tin tưởng khi chọn ACC để điều trị cho con”, mẹ bé Bích Phương vui mừng cho biết.
Bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống: Điều trị càng sớm càng tốt!
Theo bác sĩ Tim Gallivan mấu chốt quan trọng nhất của điều trị bàn chân bẹt, cong vẹo cột sống là phát hiện sớm và điều trị sớm.
“Dù triệu chứng chưa nghiêm trọng vẫn nên cho trẻ đi điều trị ngay lập tức. Nếu không các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, khi đó phương pháp điều trị sẽ trở nên phức tạp và thời gian điều trị cũng kéo dài”, bác sĩ nhấn mạnh.
Bác sĩ Tim Gallivan cho biết hiện nay tình trạng bàn chân bẹt gây biến chứng cột sống rất phổ biến nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Hiện nay để điều trị cong vẹo cột sống cho trẻ, phương pháp tiên tiến và hiệu quả trên thế giới được ACC áp dụng là Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic).
Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh bằng tay nhẹ nhàng, tác động trực tiếp lên cột sống của bệnh nhân, nhằm điều chỉnh các vấn đề sai lệch, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, từ đó triệu chứng đau nhức giảm dần và chấm dứt hẳn. Đây là phương pháp điều trị tích cực và an toàn, có thể áp dụng với kể cả người cao tuổi, trẻ em hoặc phụ nữ có thai. Tuy nhiên phương pháp phải được được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.
Ngoài ra, tại ACC các thiết bị hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích, thiết bị giảm áp… giúp hỗ trợ tối đa quá trình điều trị, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục khả năng vận động mà không cần phải trải qua phẫu thuật hay sử dụng thuốc.
Bác sĩ của ACC khuyên, nên cho trẻ từ 3 tuổi đi tầm soát bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống định kỳ (Ảnh: Lê Hoàng)
Bác sĩ Tim Gallivan cũng lưu ý phụ huynh cần quan sát các dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ như dáng đi bất thường, lưng không thẳng đổ về phía trước, hai xương bả vai không cân bằng, bên cao bên thấp, phía sau khung xương chậu, vùng nếp gấp ở eo nếu không cân xứng…
Với trẻ từ 3 tuổi nếu dễ vấp ngã, dáng đi không vững… cần đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt để phát hiện và điều trị kịp thời. Bác sĩ cũng khuyên cha mẹ nên massage lòng bàn chân cho bé trước khi đi ngủ, khuyến khích trẻ chơi thể thao, vận động để bàn chân của trẻ được phát triển bình thường.
Nguồn do Phòng khám ACC cung cấp.